Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
UBND phường, xã

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh Vụ Hè Thu năm 2014
Ngày cập nhật 01/08/2014

Vụ Hè Thu 2014, thị xã Hương Trà đã gieo cấy 3.007ha lúa, cơ cấu giống chủ yếu là Khang dân: 1.800ha, HT1: 620ha, Nếp địa phương: 420ha, còn lại các giống lúa khác. Hiện nay cây lúa bắt đầu trổ, còn lại giai đoạn làm đòng chuẩn bị trổ, nhìn chung lúa sinh trưởng phát triển tốt. Thời tiết từ đầu vụ đến nay nắng hạn kéo dài, nhưng những ngày gần đây có mưa giông vào buổi chiều đã tạo điều kiện cho nhiều đối tượng sâu bệnh phát sinh phát triển gây hại trên lúa từ đây đến cuối vụ như sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, nhện gié, bệnh thối thân thối bẹ, bệnh lem lép hạt…

Để giảm thiệt hại do sâu bệnh gây ra từ nay đến cuối vụ, Trạm Bảo vệ thực vật đã có thông báo hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh gửi cho các phường, xã, Ban chủ nhiệm các Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) trên địa bàn Thị xã để thống báo, hướng dẫn cho nông dân theo dõi đồng ruộng, tập trung phòng trừ một số đối tượng sâu bệnh chính như sau:

- Sâu cuốn lá nhỏ sẽ nở từ 15- 30/7, gây hại lá đòng. Theo dõi thời gian, mật độ sâu nở để phun trừ nơi có mật độ sâu cao (trên 20con/m2) bằng các loại thuốc như Dylan, Ammate, Map winner, Vimatox, Virtako, Chief, Vibamec,... Phun khi sâu tuổi 1- 3, sau phun 4- 5 ngày kiểm tra thấy sâu tiếp tục nở, mật độ còn cao thì phun lại lần 2.

- Rầy nâu đang nở, có nhiều lứa gối nhau sẽ gia tăng mật độ và gây hại trên diện rộng vào cuối vụ, nhất là các vùng hay nhiễm rầy, các giống nhiễm, những ruộng gieo cấy dày,... Theo dõi để phun trừ những nơi có mật độ cao (trên 1.500 con/m2) bằng các loại thuốc như Chess, Vicondor, Pymota, Chesyntop, Startcheck,... Sau phun 3- 5 ngày cần kiểm tra lại, nếu rầy tiếp tục nở, mật độ còn cao phun lại lần 2 bằng các loại thuốc như Applaud-Bass, Bassa, Vibasa,…

- Nhện gié sẽ phát sinh phát triển và gây hại trên diện rộng giai đoạn lúa  đòng trổ- chín. Thường xuyên theo dõi đồng ruộng, khi phát hiện vết hại do nhện gây ra trên gân lá hoặc bẹ lá với tỷ lệ khoảng 3- 5% thì tiến hành phun trừ ngay bằng các loại thuốc như Nissorun, Vibamec, Abatin, Vimatox, Takare,... Chú ý do đặc điểm nhện sống ở gân lá, mô bẹ lá nên cần phun kỹ; các chân ruộng gieo sạ dày, tầng đất canh tác mỏng, bón nặng đạm giai đoạn cuối nhện sẽ gây hại nặng.

- Bọ phấn sẽ gây hại diện rộng, đặc biệt hại nặng các chân ruộng chăm sóc kém nếu thời tiết tiếp tục nắng nóng, kiểm tra để phun trừ bằng các loại thuốc như Chess, Chief,… những ruộng có mật độ cao gây vàng lá.

- Bệnh thối thân thối bẹ, bệnh khô vằn, bệnh lem lép hạt sẽ gây hại trên diện rộng. Phun trừ bệnh khô vằn khi bệnh mới xuất hiện bằng các loại thuốc như Vivil, Nevo hoặc các thuốc có hoạt chất Validamycin (Validacin, Vali, Vivadamy,...). Phun trừ bệnh thối thân thối bẹ bằng thuốc Difusan, Nevo. Phun phòng bệnh lem lép hạt khi lúa bắt đầu trổ vè thưa (trổ 3- 5%) và phun lại lần 2 khi lúa vừa trổ xong bằng các loại thuốc như Titlsuper, Vixazol, Anvil, Nativo, Amistartop,...

- Sâu đục thân sẽ gây hại trên trà muộn giai đoạn lúa trổ, theo dõi để phun trừ khi sâu mới nở bằng các loại thuốc như Virtako, Prevathon, Regent,.... hoặc vải các loại thuốc hạt có hoạt chất Diazinon như Vibasu, Diazol khi bướm ra rộ.

- Chuột sẽ tiếp tục cắn phá gây hại giai đoạn lúa làm đòng, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp đào bắt, đặt bẫy bán nguyệt kết hợp đặt mồi bả bằng các loại thuốc hóa học như Racumin, Storm, Kaletox,... Chú ý không được sử dụng điện để đánh bắt chuột dưới mọi hình thức.

- Các đối tượng khác như bệnh đốm nâu, sâu cắn gié, sâu đục gốc, bọ xít dài,... theo dõi và phun trừ cục bộ những diện tích bị hại.

* Chú ý:

- Vệ sinh dọn sạch cỏ bờ ruộng để hạn chế nơi trú ẩn, lây lan phát tán của nhện, bệnh khô vằn, rầy,… Những ruộng mật độ rầy cao, thường gây hại nặng cần giữ nước trong ruộng đến lúc gần thu hoạch lúa hoặc mật độ rầy đã giảm không có khả năng gây hại mới tháo cạn nước để chuẩn bị thu hoạch.

- Khi phun thuốc ruộng phải có nước. Phun đủ lượng thuốc và nước ghi trên nhãn bao bì. Nên phun vào chiều mát (nếu trời không mưa), sau khi phun gặp mưa phải tiến hành phun lại.

- Nghiêm cấm việc sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Acetamiprid như Actatoc, Asimo super, Penalty, Chesone, Calira, Sachray, Azorin,… để phun trừ rầy; thuốc Kinalux để phun trừ nhện gié giai đoạn lúa trổ trở về sau.

Thanh Vân
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 448.206
Truy câp hiện tại 365