Trãi qua 85 năm, lịch sử lãnh đạo và đấu trang của Đảng Cộng sản VN là 1 bộ phận hữu cơ của lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc và từ khi có Đảng lãnh đạo, cách mạng VN đã đi từ tháng lợi này đến thắng lợi khác.
Năm 1858, thực dân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên tại Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam và thực hiện các chính sách cai trị thực dân tàn bạo, đàn áp, bốc lột nhân dân ta trên cả ba mặt chính trị, kinh tế và văn hóa. Với chính sách khai thác và cai trị của thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã làm cho xã hội Việt Nam có những thay đổi lớn: Từ một xã hội phong kiến độc lập trở thành một xã hội thuộc địa nửa phong kiến; nhân dân bị bần cùng hóa, công nhân, nông dân nghèo đói, tiểu tư sản phá sản, trí thức thất nghiệp, tư sản dân tộc, địa chủ nhỏ và vừa bị chèn ép. Cơ cấu giai cấp cũng có những thay đổi cơ bản, bên cạnh sự phân hoá của các giai cấp cũ là sự ra đời các giai cấp, tầng lớp mới; nhân dân ta bị bốc lột hết sức nặng nề, cả về vật chất lẫn tinh thần. Với những chuyển biến trong cơ cấu xã hội đó đã làm cho những mâu thuẩn giai cấp trở nên gay gắt, mâu thuẩn giữa dân tộc Việt Nam với Thực Dân Pháp trở nên sâu sắc, quyết liệt.
Với truyền thống yêu nước nồng nàn và tinh thần chống giặc ngoại xâm, các phong trào chống thực dân Pháp xâm lược diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ và rộng khắp theo nhiều khuynh hướng chính trị khác nhau. Tiêu biểu là phong trào Cần Vương (1885 – 1896) do vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết phát động, cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo. Phong trào Đông Du và con đường cứu nước của Phan Bội Châu (1904-1908); Phong trào Duy Tân của Phan Châu Trinh… nhưng tất cả các phong trào này vẫn bị thực dân Pháp đàn áp và thất bại.
Trong khi phong trào công nhân và phong trào yêu nước cần có sự định hướng chính trị đúng đắn, ngày 5-6-1911 người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (sau này là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh) đã ra đi tìm đường cứu nước, giành lại độc lập, tự do với mục đích “xem các nước làm thế nào rồi trở về giúp đồng bào”. Với trí lớn và nghị lực phi thường, Nguyễn Tất Thành đã đến nước Pháp, đi qua các nước Châu Phi, châu Mỹ rồi trở lại Pháp (1917). Lộ trình 6 năm đã giúp người nhận thức và kiểm chứng nhiều điều. Tại Pháp, Nguyễn Tất Thành đã tham gia các hoạt động chính trị, từng bước học tập lí luận. Năm 1919, tham gia Đảng xã hội Pháp. Tháng 6/1919, tại Hội nghị Véc-xây, Người đã thay mặt những người yêu nước VN – với tên gọi Nguyễn Ái Quốc đã gửi bản yêu sách với 8 điểm đòi chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng của dân tộc VN nhưng những yêu sách này của Người đã không được đáp ứng. Tuy nhiên, điều này đã giúp NAQ hiểu rõ và nhận ra rằng: “Muốn được giải phóng, thì các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào bản thân mình”.
Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc độc được bản “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin” đã làm cho Người sáng tỏ con đường đấu tranh giành độc lập cho dân tộc mình, đưa cách mạng giải phóng dân tộc vào quỹ đạo của cách mạng Vô sản.
Từ năm 1921, Nguyễn Ái Quốc không ngừng học tập, nghiên cứu Chủ nghĩa Mác-Lê nin và truyền bá lý luận khoa học này vào phong trào Công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị những điều kiện cần thiết về tư tưởng – lý luận và tổ chức để thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
Tháng 10/1921, Nguyễn Ái Quốc đã cùng với các nhà cách mạng các nước thuộc địa khác thành lập “Hội liên hiệp thuộc địa” và sáng lập tờ báo Người cùng khổ. Qua đó, Người đã phát triển lời kêu gọi đoàn kết quốc tế của Mác và Lê nin “Lao động tất cả các nước đoàn kết lại”. Tờ báo này đã tạo một luồng gió mới thổi đến nhân dân các nước bị áp bức. Những việc làm này đã có vai trò to lớn trong việc truyền bá lý luận Mác –Lênin vào các nước thuộc địa, chuẩn bị về lý luận và chính trị cho sự ra đời của các đảng chính trị ở các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam.
Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc từ Liên xô đến Quảng Châu (Trung Quốc), tại đây Người đã thành lập “Hội Việt Nam cách mạng thanh niên” (tổ chức tiền thân của Đảng) và cho ra đời tờ báo Thanh niên (1925), đồng thời mở các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ, chuận bị về tổ chức và cán bộ để đi tới việc thành lập Đảng.
Trong những năm 20, phong trào yêu nước phát triển cả trong và ngoài nước. Các phong trào yêu nước đòi tự do, dân chủ trong nước đã chịu sự tác động mạnh bởi những tư tưởng mới của Nguyễn Ái Quốc. Các hoạt động yêu nước do Hội Việt Nam cách mạng thanh niên trực tiếp chỉ đạo ngày càng phát triển với chất lượng mới và gắn bó mật thiết với hoạt động của phong trào công nhân. Tổ chức yêu nước Tân việt cách mạng đảng cũng chuyển lập trường chính trị sang khuynh hướng cách mạng vô sản. Các tổ chức này có vai trò rất quan trọng thúc đẩy mạnh mẽ phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển. Phong trào Công nhân trong những năm 20 đã tiếp nhận những tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, của chủ nghĩa Mác-Lê nin nên phát triển rất nhanh. Từ năm 1920-1925: đã nổ ra 25 cuộc bãi công của công nhân. Đáng chú ý là cuộc bãi công của 600 thợ nhuộm ở chợ Lớn (11/1922), Người coi đó là “dấu hiệu của thời đại mới”, ngoài ra còn có cuộc bãi công của hơn 1000 Công nhân Ba Son (Sài Gòn) tháng 8/1925 do tổ chức công hội đầu tiên ở Sài Gòn và tôn Đức Thắng lãnh đạo
Như vậy, từ năm 1925, với hoạt động tích cực của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, thì tư tưởng của cách mạng Tháng 10 Nga, của chủ nghĩa Cộng sản đã được truyền bá sâu rộng vào phong trào Công nhân và nông dân, lao động, nhờ đó đã giác ngộ sâu sắc tinh thần yêu nước và cách mạng của giai cấp Công nhân Việt Nam và thúc đẩy phong trào phát triển với quy mô và chất lượng mới. Bên cạnh đó, phong trào Nông dân cũng phát triển khá mạnh ở nhiều vùng trong cả nước như cuộc đấu tranh của nông dân làng Ninh Thanh Lợi (Rạch Giá) chống bọn thực dân và địa chủ phong kiến diễn ra quyết liệt đến đổ máu; nông dân Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, thái Bình… cũng nổi lên chống bọn địa chủ cướp đất, đòi chia ruộng công… cũng diễn ra quyết liệt.
Sự phát triển của phong trào Công nhân và phong trào yêu nước cuối những năm 20 đặt ra một đòi hỏi khách quan là phải có một chính Đảng cách mạng có cương lĩnh, đường lối và được tổ chức chặt chẽ để lãnh đạo các phong trào và cuộc cách mạng của cả dân tộc đó là Đảng cộng sản. Sự ra đời của các tổ chức cộng sản Đảng như Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn đã phản ánh nhu cầu phát triển rất mạnh và tất yếu của phong trào Công nhân ở Việt Nam. Lúc này, sự thống nhất các tổ chức cộng sản Đảng thành một Đảng cộng sản duy nhất là một yêu cầu cần thiết và khách quan lúc này. Và với sự tinh thông nhạy bén của mình, Nguyễn Ái Quốc đã đứng ra chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Đảng và thành lập Đảng cộng sản Việt Nam ngày 3/02/1930.
Như vậy, có thể thấy rằng, từ cuối TK 19 đến những thập niên đầu của TK 20, các phong trào cứu nước từ lập trường Cần Vương đến lập trường Tư sản, Tieue tư sản đều thất bại. Các pt đó ko thành công là vì thiếu cương lĩnh, đường lối chính trị đúng đắn để giải quyết những mâu thuẩn cơ bản của XH, thiếu 1 tổ chức có quy củ để tập hợp, lãnh đạo, chỉ đạo pt, thiếu sự đk, liên kết lực lượng thống nhất của toàn dân tộc và thiếu phương pháp đấu tranh thích hợp. Phong trào yêu nước thiếu đường lối đúng nên khó thống nhất ll và hành động.
Vì vậy mà những hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc đã từng bước truyền bá lý luận CN Mác -Lê nin vào phong trào công nhân và pt yêu nước, trang bị cho họ một cách nhìn mới về cái đích cần đi tới và về vai trò, trách nhiệm của họ trước vận mệnh của đất nước và dân tộc. Nuyễn Ái Quốc đã khai thông sự bế tắc về đường lối chính trị khi xác định: muốn giành độc lập thật sự phải gắn liền giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người; phải tập hợp lực lượng của toàn dân tộc, trong đó Công nhân, nông dân là gốc của cách mạng, phải bằng con đường và phương pháp cách mạng để đứng lên tự giải phóng mình, không thể bằng con đường cải lương, cải cách hay cầu xin lòng tốt của CNTB, thực dân; phải biết tranh thủ sự ủng hộ, giúp đở của giai cấp vô sản và phong trào giải phóng dân tộc của các nước trên thế giới và phải có Đảng chân chính cách mạng.
Như vậy, vào cuối thập niên 20, đầu thập niên 30 của thế kỷ XX, ở nước ta đã hội tụ đủ các yếu tố về: lý luận, đường lối chính trị, sự phát triển về tổ chức và đội ngũ cán bộ đảng viên cộng sản… thì việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam là một tất yếu của lịch sử. Điều kiện lịch sử và chính trị đều đã chín muồi cho sự ra đời của Đảng cộng sản. Ở đây, cần nhấn mạnh vai trò, công lao to lớn của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong suốt 10 năm liền ròng rã chuẩn bị những điều kiện cần thiết và chính Người đã có sáng kiến và chủ động thành lập Đảng ở thời điểm có ý nghĩa quyết định.
Hiện thực lịch sử những thập niên đầu thế kỷ 20, đặc biệt là những năm 20 cho thấy: quá trình vận động của phong trào cách mạng để đi đến việc thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam đã hòa quyện cả 3 yếu tố là: CN Mác – Lê nin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Có thể coi đó là quy luật ra đời của Đảng ta. Chủ tịch HCM sau này đã tổng kết và chỉ rõ: “CN Mác – Lê nin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản ở Đông Dương vào đầu năm 1930”.
Cũng chính vì hội tụ của các nhân tố đó, mà ngay từ khi mới thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thật sự là người lãnh đạo, là lãnh tụ chính trị của cả giai cấp và của cả dân tộc Việt Nam. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một mốc lớn, bước ngoặt trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, tổ chức và lực lượng. Sự ra đời của Đảng ta gắn liền với tên tuổi Nguyễn ái Quốc-Hồ Chí Minh, người sáng lập, rèn luyện Đảng ta.
Với đường lối cách mạng đúng đắn của mình, từ khi ra đời cho đến nay, trãi qua 85 năm, Đảng đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, nhân dân ta đã vượt qua mọi thử thách, gian khổ, tiến hành thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lập nên Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Ðông - Nam Á. Ðảng ta trở thành đảng cầm quyền; tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ, đánh thắng thực dân Pháp xâm lược mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ giải phóng miền Bắc, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Sau năm 1954, Ðảng và dân tộc lại tiếp tục cuộc trường chinh mới, tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thần thánh, đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt là những thành tưu đạt được sau gần 30 năm đổi mới, chúng ta đã đạt được “những thành tựu to lớn và rất quan trọng”. Đất nước bước đầu thực hiện thành công công cuộc đổi mới, ra khỏi tình trạng kém phát triển, bộ mặt của đất nước và đời sống của nhân dân có nhiều thay đổi; sức mạnh về mọi mặt được tăng cường, độc lập chủ quyền và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao; tạo tiền đề để nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn trong giai đoạn mới, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sớm đưa nước ta trở thành 1 nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020; và sớm đạt được mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” mà Đại hội XI của Đảng đã đưa ra; xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc; tiến kịp và sánh vai cùng các cường quốc trên thế giới.