Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
UBND phường, xã

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chương trình cầu truyền hình đặc biệt "Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh: Nghĩa tình sắt son" kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam
Ngày cập nhật 14/04/2015
Ảnh: TTH

(VHH) - Tối ngày 11/4, từ 19h00 đến 21h25, tại ba điểm cầu: Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam - Cột cờ Hà Nội; Quảng trường Ngọ Môn - Đại Nội Huế và Hội trường Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Cầu truyền hình đặc biệt với chủ đề "Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh: Nghĩa tình sắt son".

Đến dự điểm cầu Thừa Thiên Huế có Thượng tướng Bùi Văn Nam, UVTW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an và các đồng chí lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế: Nguyễn Ngọc Thiện - UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Trần Thanh Bình - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Lê Trường Lưu - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Cao - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các vị trong Ban TVTU, Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh; các bậc lão thành Cách mạng, Mẹ Việt Nam Anh hùng, các vị nguyên là lãnh đạo Trung ương, các tướng lĩnh Quân đội đã về hưu cùng hơn 2.000 nhân dân thành phố Huế.

Đây là hoạt động thiết thực kỷ niệm 40 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (1975-2015) và 55 năm kết nghĩa ba thành phố lớn Hà Nội - Huế - Sài Gòn: Là cây một cội, là con một nhà (1960-2015).

Chương trình có ý nghĩa chính trị đặc biệt nhằm, nhằm ôn lại một chặng đường mà ở đó ý chí tự lực tự cường, sự thông minh sáng tạo và lòng quả cảm của đồng bào, đồng chí ba miền Bắc - Trung - Nam, đặc biệt là tấm lòng thủy chung, son sắt của hậu phương lớn miền Bắc "Tất cả vì miền Nam ruột thịt". 

Chương trình biểu diễn tại điểm cầu TP. Hồ Chí Minh - Ảnh: SGGP

Tình nghĩa keo sơn, gắn bó thủy chung giữa ba thành phố kết nghĩa Hà Nội - Huế - TPHCM với sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc đã góp phần làm nên đại thắng mùa xuân năm 1975 lịch sử. Qua 40 năm, người dân khắp ba miền của nước Việt Nam thống nhất đã, đang và sẽ tăng cường đoàn kết, nêu cao niềm tự hào, tự tôn dân tộc, xây dựng đất nước giàu mạnh, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Chương trình biểu diễn tại điểm cầu TP. Hồ Chí Minh - Ảnh: PNTP.HCM

Cầu truyền hình trực tiếp diễn ra tại ba điểm cầu của đất nước với nhiều tiết mục phong phú, tái hiện lại quá trình 40 năm Bắc - Nam sum họp một nhà, với những thành tựu đổi mới đi lên của ba thành phố lớn. Những ca khúc hào hùng đi vào lòng người dân Việt Nam sẽ được cất lên trong các điểm cầu truyền hình mừng ngày hội lớn của dân tộc như: Đôi bờ Hiền Lương, Hát cho dân tôi nghe, Hà Nội - Huế - Sài Gòn, Bài ca thống nhất, hoạt cảnh: Năm cánh quân - tiến về Sài Gòn...

Chương trình biểu diễn tại điểm cầu Hà Nội - Ảnh: tintuc.vn

Chương trình cũng sử dụng nhiều video clip là những hình ảnh của nhiều nhân chứng lịch sử, các đồng chí là các cựu chiến binh, tướng lĩnh sĩ quan, các nhà nghiên cứu, những hình ảnh tư liệu trong và ngoài nước kết hợp với các tiết mục văn nghệ là hoạt cảnh và nhiều bài hát đã khắc sâu trong tâm khảm của người dân Việt Nam qua bao thế hệ.

Chương trình biểu diễn tại điểm cầu TP. Hồ Chí Minh - Ảnh: PNTP.HCM

Ngoài ra, trong chương trình có sự xuất hiện của các nhân chứng lịch sử với phần giao lưu đầy cảm xúc qua những câu chuyện không bao giờ quên.

Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế, 3 người trong đội du kích 11 cô gái sông Hương nay còn sống là các o Hoàng Thị Nở, Nguyễn Thị Hoa và Chế Thị Mừng đã có dịp nói về lòng quả cảm của người dân miền Trung trong chiến đấu để mong có ngày thống nhất, đón Bác Hồ vào thăm.

Ba cô gái sông Hương giao lưu cùng khán giả tại điểm cầu Huế - Ảnh: TTH

Khi 4 đồng đội đã hi sinh trong cuộc tổng tấn công và nổi dậy năm 1968, chị em chúng tôi vô cùng thương tiếc vì sự hi sinh của đồng đội khi tuổi đời còn còn rất trẻ (ở tuổi 16-17) và chưa thấy đất nước được thống nhất. Từ nỗi đau đó, các chị em còn lại đã lấy đó làm quyết tâm chiến đấu và đánh giặc Mỹ đến ngày giải phóng quê hương, o Hoa xúc động nhớ lại. 

O Mừng vẫn còn nhớ Thành ủy Huế tổ chức trang trọng lễ truy điệu cho 4 chị hi sinh, chú Hoàng Lanh - Bí thư Thành ủy lúc bấy giờ đọc 4 câu trơ Bác Hồ tặng cho tiểu đội như là một kỷ niệm sâu sắc: "Dõng dạc tay cầm khẩu súng trường/ Khôn ngoan dàn trận khắp phố phường/ Bác khen các cháu dân quân gái/ Đánh giặc Huê Kỳ phải nát xương".

O Mừng cho biết, nhận được bài thơ do chính Bác Hồ gửi tặng trong giai đoạn cuộc kháng chiến vô cùng khốc liệt ấy, các O đã lấy đó là niềm vinh dự, quyết tâm chiến đấu để góp phần mình giải phóng miền Nam, để cho Nam - Bắc thống nhất, để cho con tàu Hà Nội - Huế - Sài Gòn sớm được thông thương, để Bác vào thăm miền Nam và chị em chúng tôi cũng được gặp Bác.

Dịp này, kỷ vật là lá cờ của Trung ương hội Liên hiệp Phụ nữ giải phóng miền Nam Việt Nam gửi tặng 11 cô gái sông Hương mượn từ Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế cũng được đưa lên sân khấu. O Nguyễn Thị Hoa nhớ lá cờ này được mình cất giữ cách đây 45 năm (năm 1970), đến năm 1975 tặng lại cho bảo tàng.

Một số hình ảnh tại điểm cầu: Thừa Thiên Huế:

 

BM (TH) - Ảnh: Ngự Giao
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 448.206
Truy câp hiện tại 470