Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
UBND phường, xã

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 6/2015
Ngày cập nhật 01/07/2015

Sáng nay 29/6, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 6/2015 có trực tuyến với các địa phương nhằm đánh giá tình hình kinh tế-xã hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm; triển khai phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Dự phiên họp và chủ trì tại điểm cầu tỉnh Thừa Thiên Huế có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cùng một số sở, ngành liên quan.

Theo chương trình, tại phiên họp, Chính phủ sẽ thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2015; công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015; kết quả thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; công tác cải cách hành chính quý II/2015; tình hình triển khai Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới và một số nội dung quan trọng khác.

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 6 tháng đầu năm 2015, nền kinh tế tiếp tục phục hồi và đạt kết quả cao hơn cùng kỳ năm trước. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng tăng ở mức thấp. Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm đạt mức tăng cao nhất (6,28%) trong vòng 5 năm trở lại đây, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 49% dự toán, tăng 6% so với cùng kỳ. Lĩnh vực Công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao; dịch vụ tăng trưởng khá, tín dụng tăng trưởng cao hơn cùng kỳ năm trước; mặt bằng lãi suất duy trì ở mức ổn định và giảm so với cuối năm 2014, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp huy động thêm nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh; cán cân thanh toán tổng thể thặng dư. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng cao hơn cùng kỳ năm trước. Hoạt động phát triển doanh nghiệp tiếp tục chuyển biến tích cực. Công tác bảo đảm an sinh xã hội được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như: tăng trưởng khu vực nông nghiệp và thủy sản đạt thấp hơn cùng kỳ năm trước, nhất là trong sản xuất lương thực và nuôi trồng thủy sản; xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp trong nước giảm so với cùng kỳ; khách quốc tế đến Việt Nam giảm; diễn biến phức tạp của thời tiết đã làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, đời sống người dân; kết quả giảm nghèo ở một số địa phương chưa thực sự bền vững, tỷ lệ hộ nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn cao…

Trên cơ sở đánh giá tình kình kinh tế-xã hội cả nước 6 tháng đầu năm và dự báo tình hình kinh tế thế giới trong thời gian tới, những nhiệm vụ và giải pháp cần tập trung chỉ đạo điều hành của Chính phủ trong thời gian tới đó: tăng cường các biện pháp tìm kiếm thị trường xuất khẩu nông sản và tiêu thụ sản phẩm nông sản trong nước để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp; thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của nền kinh tế; đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, giải ngân vốn ODA, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và thành phần kinh tế khác; tăng cường công tác điều hành, thực hiện nhiệm vụ tài chính ngân sách nhà nước đi đôi với điều hành chính sách lãi suất, tỷ giá theo hướng ổn định; chú trọng thực hiện tốt các chính sách về việc làm, các chính sách về an sinh xã hội và phú lợi xã hội…

 

 

Tại điểm cầu tỉnh Thừa Thiên Huế

 

Để tạo điều kiện thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, tại phiên họp này, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đề nghị Chính phủ xem xét điều chỉnh một số cơ chế, chính sách liên quan đến công tác bảo tồn di tích và chức năng, nhiệm vụ các khu kinh tế, khu công nghiệp. Đồng thời, đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành quan tâm một số vấn đề cụ thể như: chuyển giao Bệnh viện Đa khoa tỉnh thành cơ sở trực thuộc bệnh viện Trung ương Huế và chuyển giao cảng Chân Mây từ tập đoàn Vinashin cho tỉnh quản lý; đề nghị Chính phủ chấp thuận chủ trương cho tỉnh đầu tư, xây dựng Cảng hàng không quốc tế Phú Bài cũng như định hướng các nhà đầu tư chiến lược đến đầu tư tại khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô nhằm phát huy tiềm năng du lịch, dịch vụ của địa phương; bố trí nguồn vốn dự án định cư và cải thiện cuộc sống dân vạn đò thành phố Huế…   

 

www.thuathienhue.gov.vn

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 448.206
Truy câp hiện tại 90