Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
UBND phường, xã

Chung nhan Tin Nhiem Mang

UBND tỉnh họp thông qua các Đề án hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ, giá dịch vụ rác thải sinh hoạt và hiện đại hóa Bộ phận TN&TKQ cấp xã
Ngày cập nhật 02/11/2017

Chiều ngày 20/10, UBND tỉnh đã họp để thông qua các Đề án: Chính sách hỗ trợ Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 - 2020; Giá tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh; Đề án xây dựng Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả hiện đại các xã, phường, thị trấn.

Bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ

Theo dự thảo, Đề án chính sách hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 - 2020 hướng đến mục tiêu chung là nâng cao nhận thức, năng lực về sở hữu trí tuệ cho các tổ chức, cá nhân về tạo lập, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ; hỗ trợ đăng ký, khai thác, áp dụng thực tiễn cho các sáng chế, giải pháp hữu ích cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn.

Mục tiêu cụ thể là đến năm 2020 có ít nhất 80% sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân được hỗ trợ tạo lập, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; hình thành hệ thống quản lý, phát triển nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý cho ít nhất 10 đặc sản; có 5 nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý được đăng ký ra nước ngoài; 15 sáng chế/giải pháp hữu ích được hỗ trợ đăng ký bảo hộ; 100% sản phẩm đặc sản của địa phương đã được bảo hộ sở hữu trí tuệ được hỗ trợ quảng bá, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường...

Chính sách hỗ trợ từ 15 - 70 triệu đồng đối với từng tài sản trí tuệ như: Mức hỗ trợ 15 triệu đồng cho tạo lập, đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu thông thường; 20 triệu đồng cho tạo lập, đăng ký bảo hộ giống cây trồng mới; 35 triệu đồng cho tạo lập, đăng ký bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích; 50 triệu đồng cho tạo lập, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận các đặc sản địa phương ra nước ngoài tại các nước ASEAN và 70 triệu đồng đối với các nước khác. Ngoài ra, hỗ trợ 15 triệu đồng cho 01 cơ sở/một lượt tham gia hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm đặc sản, làng nghề ở trong nước và 30 triệu đồng ở nước ngoài.

Đối với các dự án: Các dự án tạo lập, đăng ký bảo hộ và quảng bá nhẫn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho các đặc sản được hỗ trợ 100 triệu đồng; 350 triệu đồng cho 01 dự án quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho đặc sản trên địa bàn; từ 350 - 500 triệu đồng cho dự án áp dụng sáng chế, giải pháp hữu ích và ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ…

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao cho rằng, Đề án chính sách hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ không chỉ tạo động lực cho tổ chức, cá nhân phát huy sức sáng tạo, tăng năng suất lao động, tạo nên những sản phẩm hàng hóa có thương hiệu mà còn tạo điệu kiện cho hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng vào sản xuất kinh doanh và thúc đẩy môi trường đầu tư…

Qua ý kiến của các sở, ngành, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở Khoa học và Công nghệ phối với với Sở Tài chính đánh giá cụ thể nhu cầu bảo hộ sản phẩm trí tuệ trên địa bàn và các quy định của Nhà nước để đưa ra mức hỗ trợ phù hợp trong cân đối nguồn ngân sách của tỉnh; đồng thời hoàn thiện dự thảo Đề án trình HĐND tỉnh xem xét thông qua nhằm phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Chuyển từ phí vệ sinh sang giá dịch vụ

Theo Sở Tài chính, hiện nay, việc thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt tại các huyện, thị xã, thành phố Huế được thực hiện theo nhiều mô hình khác nhau và được giao cho các đầu mối khác nhau quản lý. Việc quản lý, mua sắm thiết bị và chi phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt còn nhiều bất cập, khó khăn trong thực hiện; chưa tính đúng, tính đủ các mức thu phí rác thải sinh hoạt đối với tổ chức, hộ gia đình nên đẩy gánh nặng cho ngân sách địa phương.  

Căn cứ Luật phí, lệ phí có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 thì phí vệ sinh thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt được chuyển thành giá dịch vụ. Việc ban hành giá dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh theo lộ trình 2018 - 2022 là rất cần thiết nhằm đảm bảo theo đúng các quy định của pháp luật và thống nhất giá dịch vụ trên phạm vi toàn tỉnh; làm cơ sở tiến đến xã hội hóa dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt cho các thành phần kinh tế tham gia.

Theo đó, dự kiến mức giá dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt được chia làm 3 nhóm: nhóm hộ không kinh doanh, nhóm hộ kinh doanh và nhóm các tổ chức khác, đồng thời giá cũng được định theo từng vùng của địa phương. Cụ thể: hộ không kinh doanh mức thu từ 20.000 - 30.000 đồng/tháng đối với địa bàn thành phố Huế, các địa phương còn lại thu 20.000 đồng/tháng; hộ kinh doanh từ 57.000 - 97.000 đồng/tháng ở thành phố Huế, 42.000 - 68.000 đồng ở thị xã và thị trấn các huyện đồng bằng...Đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp 345.000đồng/m3.

Hiện đại hóa bộ phận TN&TKQ

Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả hiện đại (TN&TKQ) được thành lập nhằm tạo sự thống nhất và nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ hành chính công. Mục tiêu chung của Đề án là nâng cao chất lượng phục vụ và tạo sự hài lòng của tổ chức, cá nhân trong việc giải quyết TTHC đối với cơ quan hành chính Nhà nước; hiện đại hóa công sở, ứng dụng CNTT vào quá trình tiếp nhận, xử lý, giải quyết công việc cho tổ chức, cá nhân.

Mục tiêu cụ thể là đến hết năm 2018, toàn bộ TTHC đang áp dụng theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông được rà soát, từng bước hiện đại hóa; đến năm 2020 tất cả bộ phận TN&TKQ hiện đại tại 152 đơn vị cấp xã, phường, thị trấn hoạt động nề nếp, đúng quy định, thông suốt, hiệu quả...

 

HK (Nguồn: www.thuathienhue.gov.vn)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 448.206
Truy câp hiện tại 176