Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
UBND phường, xã

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Tìm hiểu về Hộ tịch và Chứng thực
Ngày cập nhật 29/04/2014

 

 

1.     Chị Hiền đến Uỷ ban nhân dân phường TB chứng thực Bằng tốt nghiệp phổ thông cơ sở và bị Công chức Tư pháp Hộ tịch từ chối vì trên Bằng tốt nghiệp phổ thông cơ sở của chị Hiền có tẩy xóa. Việc từ chối này có đúng không và hành vi tẩy xóa bản chính bị xử phạt không?

Trả lời: Điều 16 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP quy định người thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính không được thực hiện chứng thực trong các trường hợp sau đây:
1.     Bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc giả mạo.
2.     Bản chính đã bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt hoặc đã bị hư hỏng, cũ nát không thể xác định rõ nội dung.
3.     Bản chính không được phép phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật.
4.     Đơn, thư và các giấy tờ do cá nhân tự lập không có chứng nhận, chứng thực hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
5.      Các giấy tờ, văn bản khác mà pháp luật quy định không được sao.
Theo khoản 1 Điều 24 Nghị định 110/2013/ NĐ-CP quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung của bản chính để chứng thực bản sao, nội dung bản dịch để chứng thực chữ ký người dịch.
Như vậy, Công chức Tư pháp - Hộ tịch từ chối không chứng thực Bằng tốt nghiệp phổ thông cơ sở của chị Hiền do bị tẩy xóa là đúng với quy định của pháp luật. Hành vi tẩy xóa bản chính để chứng thực bản sao bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
 

2.     Anh Ngân thường trú tại Huế nhưng đi làm ở Vũng Tàu hơn 2 năm. Nay anh Ngân về địa phương đề nghị cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân và cam đoan về tình trạng hôn nhân con độc than để kết hôn với chị Hoa cùng quê. Tuy nhiên, trên thực tế, a Ngân đã làm thủ tục đăng ký kết hôn với chị Phượng ở Vũng Tàu. Hành vi này này bị xử phạt với mức bao nhiêu?

Khoản 2 Điều 30 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;
b) Cam đoan không đúng về tình trạng hôn nhân để làm thủ rục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn hân..
c) Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Như vậy, hành vi cam đoan không đúng về tình trạng hôn nhân của anh Ngân để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bị phạt tiền với mức từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
 

3.     Anh Hoàng và chị Hương là vợ chồng. Trong một lần qua giận chồng, chị Hương đã xé nát tờ giấy đăng ký kết hôn của anh chị. Hành vi này có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?

Trả lời: Điều 36 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm về quản lý, sử dụng giấy tờ hộ tịch bị xử phạt như sau:
1.     Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ hộ tịch.
2.     Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy tờ về hộ tịch.
3.     Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a)     Làm giả giấy tờ hộ tịch;
b)   Hủy hoại giấy tờ hộ tịch;
    4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại khoản 2, điểm a khoản 3 nêu trên.
Như vậy, hành vi xé nát giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của chị Hương là hành vi hủy hoại giấy tờ hộ tịch. Hành vi này bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
 

4.     Cách đây 3 năm, chị Phúc chưa lấy chồng nhưng đã mang thai. Do chị cố ý che dấu mọi người nên đến ngày sinh, chị sinh con ở nhà người bạn là chị Lan và chưa đăng ký khai sinh. Đến nay, chị Phúc muốn làm giấy khai sinh cho con nhưng chị Lan đã đi xa. Do đó, chị Phúc nhờ chị Minh làm chứng về việc sinh để đăng ký khai sinh cho cháu mặc dù chị minh không biết rõ việc này. Hành vi làm chứng sai sự thật về việc sinh có bị xử phạt hành chính hay không?

Khoản 1 Điều 45 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP và khoản 1 Điều 15 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 06/2012/NĐ-CP) quy định người đi đăng ký khai sinh quá hạn phải nộp tờ khai, giấy chứng sinh (theo mẫu quy định) và xuất trình giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ (nếu cha mẹ trẻ có giấy đăng ký kết hôn)
Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp giấy; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thật.
Trong trường hợp Cán bộ Tư pháp biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha, mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình giấy chứng nhận kết hôn.
Khoản 3 Điều 27 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a)     Làm chứng sai sự thật về việc sinh;
b)    Cố ý khai không đúng sự thật về nội dung khai sinh.
c)     Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục đăng ký khai sinh;
Căn cứ các quy định trên, nếu chị Minh làm chứng sai sự thật về việc sinh của chị Phúc là vi phạm pháp luật và bị xử phạt hành chính với mức phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Trong trường hợp trên, chị Phúc muốn làm giấy khai sinh cho con nhưng người làm chứng là chị Lan không còn thì chị Phúc có thể làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực để làm thủ tục đăng ký khai sinh qúa hạn cho con.
TƯ PHÁP PHƯỜNG
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 448.206
Truy câp hiện tại 135