Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
UBND phường, xã

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Năm 2050: Thành phố Huế sẽ là một trong 6 đô thị cấp Quốc gia
Ngày cập nhật 08/05/2014

         (VHH) - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Phạm vi lập điều chỉnh quy hoạch bao gồm thành phố Huế hiện hữu (70,99km2) và khu vực định hướng phát triển, mở rộng đô thị thuộc phạm vi của các thị xã: Hương Thủy, Hương Trà và một phần huyện Phú Vang (thị trấn Thuận An và các xã lân cận); diện tích khoảng 348,54km2.
Những bước đi có tính chiến lược
Để sớm đưa Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, một trong những mục tiêu mà đô thị Thừa Thiên - Huế hướng đến là đảm bảo phát triển bền vững, đưa Huế trở thành đô thị kiểu mẫu, thân thiện với môi trường và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội... Trong định hướng quy hoạch của mình, thành phố Huế hiện nay sẽ là đô thị trung tâm được chia làm 3 hoặc 4 quận, với 2 thị xã là Hương Thủy và Hương Trà, cùng 6 huyện gồm: Phong Điền, Quảng Điền, Phú Lộc, Phú Vang, Nam Đông, A Lưới. Diện mạo đô thị Huế trực thuộc Trung ương còn có chùm đô thị, khu du lịch, cảng biển, sân bay, làng đại học, bệnh viện chất lượng cao... Tất cả đảm bảo tốt nhất việc phát triển và bảo tồn các giá trị di sản vật thể và phi vật thể, các giá trị cảnh quan thiên nhiên, thể hiện tính chất đặc thù của đô thị Huế.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng tập trung rất nhiều về đầu tư chỉnh trang các dự án để làm sao chất lượng của đô thị đạt tiêu chí của đô thị loại 1, theo hướng sinh thái, đảm bảo giữ gìn, tôn tạo và phát triển các di sản văn hóa thế giới. Vây nên, không phải ngẫu nhiên mà bên cạnh công tác quy hoạch địa lý, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế luôn quan tâm đến quy hoạch hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao và du lịch, theo hướng xây dựng thành phố Huế trở   thành Trung tâm du lịch lớn của cả nước, thành thành phố Festival, một thương hiệu quốc tế hấp dẫn với 2 di sản văn hóa; tiếp tục phát huy tốt giá trị các di sản văn hóa mà Huế đã sở hữu để thúc đẩy các hoạt động du lịch; trong đó tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa, tôn giáo, tâm linh, các sản phẩm du lịch làng nghề, du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh nâng cao sức khỏe...
Tầm nhìn đến năm 2050, phát triển thành phố Huế thành một trong 6 đô thị cấp Quốc gia trong hệ thống đô thị Việt Nam, là một trong 3 thành phố di sản của Đông Dương với tư cách là "Thành phố Festival, trung tâm du lịch văn hóa đặc sắc của châu Á". Quy mô dân số đến năm 2020 khoảng 615.000 người; đến năm 2030 khoảng 674.000 người.
Xây dựng hạ tầng đô thị theo hướng bền vững
Về mô hình phát triển không gian đô thị, phát triển theo mô hình cụm đô thị gồm khu vực đô thị trung tâm và 4 đô thị phụ trợ; các đô thị được kết nối bằng hệ thống giao thông đường vành đai, bố trí dải cây xanh giữa các đô thị để hạn chế phát triển lan tỏa của các đô thị và phòng tránh lũ lụt; tạo lập cụm đô thị di sản - văn hóa - cảnh quan thân thiện với môi trường.
Đô thị trung tâm bao gồm khu vực thành phố Huế hiện nay và khu đô thị mới An Vân Dương. Tổng diện tích khoảng 8.200 ha, dân số đến năm 2030 khoảng 440.000 người. 4 đô thị phụ trợ gồm: Hương Thủy; Thuận An; Hương Trà; Bình Điền.
Trung tâm hành chính, sự nghiệp có diện tích khoảng 120 ha, bao gồm: Trung tâm hành chính, chính trị tỉnh (đặt tại khu đô thị mới An Vân Dương và một phần tại khu đô thị cũ phía Nam thành phố); Trung tâm hành chính, chính trị thành phố và các huyện, thị xã; trung tâm hành chính các phường, xã thuộc thành phố Huế và một phần của thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà và huyện Phú Vang.
Về định hướng không gian phát triển công nghiệp, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung có diện tích khoảng 1.200 ha; gồm Khu công nghiệp Phú Bài (820 ha); Khu công nghiệp Tứ Hạ (250 ha); Khu công nghiệp Thủy Phương (50 ha); cụm công nghiệp làng nghề Hương Sơ (50 ha); cụm công nghiệp Bình Điền (30 ha).
Các khu nghiên cứu phát triển ở khu vực An Tây, Thủy Dương với diện tích khoảng 100ha; phát triển các ngành công nghiệp sạch, có kỹ thuật cao không ảnh hưởng đến cảnh quan và môi trường khu vực, kết hợp với các trung tâm y tế chuyên sâu, trung tâm đào tạo đa ngành chất lượng cao để phát triển công nghiệp tri thức.
Hệ thống đô thị của tỉnh phát triển nhanh, đúng theo quy hoạch; hạ tầng được đầu tư đồng bộ. Kinh tế giữ được mức tăng trưởng khá. Tổng sản phẩm trong tỉnh bình quân đầu người đến năm 2013 đạt 1.700 USD. Thu ngân sách nhà nước tăng bình quân 12,1%/năm, đạt 4.700 tỉ đồng. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện, chất lượng cuộc sống được nâng lên rõ rệt. Các lĩnh vực văn hóa xã hội, y tế, giáo dục, khoa học - công nghệ có nhiều chuyển biến. Du lịch phát triển cả về quy mô và chất lượng. Sự nghiệp giáo dục đào tạo có bước phát triển, trình độ dân trí được nâng lên. Đại học Huế tiếp tục khẳng định vị thế của một trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Bệnh viện Trung ương Huế được xếp hạng Bệnh viện đặc biệt, phát triển theo hướng chuyên sâu, kỹ thuật cao, đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân trong khu vực. Khoa học - công nghệ tiếp tục phát triển.
Với những kết quả đã nêu, có thể khẳng định, quyết tâm cao độ của các cấp Chính quyền địa phương và người dân trong việc đưa tỉnh Thừa Thiên Huế xứng tầm là một Trung tâm văn hóa - du lịch đặc sắc của Việt Nam và trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sẽ trở thành hiện thực trong một tương lai không xa.
Kiên Cường (Xây dựng)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 448.206
Truy câp hiện tại 490