Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
UBND phường, xã

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Bảo đảm bồi thường sòng phẳng khi thu hồi đất
Ngày cập nhật 16/05/2014
Cần sự phối hợp đồng bộ của tất cả các cấp, ngành liên quan để đảm bảo chính sách tái định cư "nơi ở mới tốt hơn hoặc ít nhất cũng bằng nơi ở cũ" (Ảnh minh họa: HNV)

 (ĐCSVN) – Luật Đất đai 2013 chính thức có hiệu lực thi hành từ 1/7/2014. Để Luật Đất đai thực sự đi vào cuộc sống, các cơ quan chức năng đang triển khai trình Chính phủ dự thảo Nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành luật.

 Nhân dịp này, phóng viên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Đào Trung Chính, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT).

 

 

Ông Đào Trung Chính, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai (Ảnh: HNV)

 

Phóng viên (PV): Được biết, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đang chủ trì xây dựng Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013 sẽ có hiệu lực thi hành vào 1/7 tới. Xin ông cho biết, quá trình xây dựng Nghị định lần này có nét mới gì so với các lần trước?

 

Ông Đào Trung Chính: Luật Đất đai 2013 chỉ giao Chính phủ quy định cụ thể 65 điều. Bộ TN&MT và Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì chuẩn bị 6 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013. Trong đó, Bộ TN&MT chuẩn bị 4 Nghị định gồm: Nghị định quy định cụ thể một số điều của Luật Đất đai; Nghị định về giá đất (bao gồm các nội dung từ xây dựng khung giá, bảng giá cho đến việc xác định giá đất cụ thể); Nghị định về bồi thường hỗ trợ tái định cư và Nghị định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. 2 Nghị định do Bộ Tài chính chuẩn bị gồm Nghị định về thu tiền sử dụng đất và Nghị định về thu tiền thuê đất.

Trong quá trình triển khai, trên cơ sở quy định của Luật, Nghị định sẽ xây dựng theo hướng chi tiết và cụ thể hơn một số dung, chẳng hạn như: việc bồi thường phải đảm bảo cơ chế chia sẻ lợi ích giữa nhà nước - nhà đầu tư - người bị thu hồi. Hay như vấn đề về giá đất, lưu ý tới các yếu tố, các cơ sở khách quan khi thu thập thông tin về giá đất để đưa giá sát với giá thị trường. Trên cơ sở đổi mới của Luật Đất đai 2013, Nghị định lần này cũng tiếp tục xây dựng và quy định những hướng dẫn thực hiện có tính khả thi cao.

PVVới tư cách là thành viên của cơ quan soạn thảo nghị định, theo ông làm thế nào để hạn chế tối đa tồn tại bất cập trong vấn đề đất đai hiện nay?

Ông Đào Trung Chính: Tôi cho là các chính sách đã rất chú ý, chú trọng cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Điều quan trọng hơn là, việc tổ chức thi hành Luật có sự tham gia của người dân và tham gia như thế nào trong quá trình này; trách nhiệm giải trình, báo cáo; trách nhiệm của cán bộ công chức bảo đảm thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ các quy định của pháp luật.

Nhìn chung, tôi đánh giá khâu xây dựng Nghị định lần này khá đầy đủ và vấn đề tổ chức thi hành sao cho có hiệu quả.

PV: Vậy công tác giám sát việc triển khai như thế nào thưa ông?

Ông Đào Trung Chính: Trong tổ chức bộ máy của Tổng cục Quản lý đất đai lần này cũng cho phép thành lập Cục Kiểm soát quản lý, sử dụng đất đai với mong muốn giám sát tốt hơn quá trình quản lý và sử dụng đất ở các địa phương.

Tuy nhiên, theo tôi, việc giám sát có đạt hiệu quả trước hết phải thông qua hệ thống báo cáo, thanh tra kiểm tra cũng như giám sát của nhân dân và tổ chức đoàn thể.

PV: Thường người ta hay đề cập tới các chế tài xử phạt để việc thực hiện được nghiêm minh, vậy, xin ông cho biết, Tổng cục có kiến nghị và đề xuất cụ thể nào trong xây dựng Nghị định lần này đối với nội dung này?

Ông Đào Trung Chính: Việc xử phạt có quy định chi tiết trong các văn bản pháp luật khác nhau có liên quan như: Luật Cán bộ, công chức; Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước; Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về đất đai... Tất cả hình thành một hệ thống hoàn chỉnh để chúng ta có thể thực thi nghiêm minh các quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, cũng phải chú trọng vai trò giám sát của nhân dân.

 

 

Cần sự phối hợp đồng bộ của tất cả các cấp, ngành liên quan để đảm bảo chính sách tái định cư "nơi ở mới tốt hơn hoặc ít nhất cũng bằng nơi ở cũ" (Ảnh minh họa: HNV)


PV
Thống kê của Thanh tra Chính phủ và Bộ TN&MT cho thấy, có tới 70% khiếu kiện là về đất đai và 70% trong số đó liên quan bồi thường, hỗ trợ và tái định cư... Xin ông nói rõ hơn về nội dung thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được quy định trong Nghị định lần này?

Về cơ bản, khi làm Luật Đất đai 2013, Quốc hội cũng đã yêu cầu giá đất và bồi thường, tái định cư, các hướng dẫn thi hành và triển khai có hiệu lực trong cuộc sống trước đó vẫn tiếp thu, bồi thường, tái định cư sử dụng nhiều từ các Nghị định về đất đai trong năm 2009.

Tuy nhiên, có một số thay đổi cụ thể như: quy định về bồi thường tiền đất cho trường hợp thuê đất trả tiền một lần (trước bồi thường giao đất có thu tiền hoặc đất nông nghiệp của hộ gia đình cá nhân). Hay đưa ra quy định đối với trường hợp sử dụng đất nông nghiệp chỉ được bồi thường trong hạn mức (hạn mức giao hoặc thuê nhượng đất nông nghiệp).

Bên cạnh đó, tiếp tục quy định đối với tái định cư hộ gia đình cá nhân bị thu hồi đất ở diện tích rất chật hẹp, không đủ tiền có suất tái định cư với diện tích tối thiểu về nhà ở thì quy định Nhà nước sẽ hỗ trợ cho phần thiếu, ít nhất có diện tích đất ở đủ sinh sống.

Xoay quanh đất nông nghiệp trong khu dân cư, theo quy định hiện vận hành có hai quy định: Đối với đất vườn ao, không được công nhận đất ở ngoài bồi thường giá trị đất nông nghiệp còn được hỗ trợ 30-70% giá đất ở liền kề. Đối với đất nông nghiệp trong phạm vi địa giới hành chính phường, ngoài việc bồi thường theo giá đất nông nghiệp mở rộng, ngoài bồi thường theo giá đất nông nghiệp, hỗ trợ thêm 1,5-5 lần so với đất nông nghiệp

Khi vận hành điều 21-22 của Nghị định 69/2009 về nội dung đã nêu trên trong thực tế có bất cập ở nhiều địa phương, do vậy, qua thảo luận, Nghị định lần này đã sửa đổi trên cơ sở quy định của Luật: trừ diện tích đất nông nghiệp, đất vườn ao được xác định là đất ở, phần còn lại sẽ được hỗ trợ không quá 5 lần, chứ không còn loại 30-70% và 25-50% như trước đây nữa....

PV: Mặc dù đã có những chuẩn bị khá chi tiết và cụ thể nhưng các nhà khoa học, các chuyên gia vẫn chưa yên tâm với Dự thảo Nghị định? Ông có bình luận gì về điều này?

Ông Đào Trung Chính: Trước hết, phải tôn trọng nguyên tắc Nghị định không được phép quy định thêm những điều ngoài và trên quy định của Luật. Quá trình thảo luận, lấy ý kiến thêm của nhà quản lý, chuyên gia, nhân dân, địa phương... trong quá trình soạn thảo Nghị định trình Chính phủ đã được chúng tôi triển khai khá nhiều và ở phạm vi càng rộng càng tốt.

Tất nhiên, không tránh khỏi vẫn có ý kiến kỳ vọng cao hơn nhưng rõ ràng với đất đai phải hết sức thận trọng và có bước đi phù hợp, tránh thay đổi đột ngột dễ gây bức xúc xã hội.

PV: Rõ ràng, liên quan tới thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, câu chuyện đất đai trở nên phức tạp hơn và yêu cầu cần phải giải quyết là sinh kế của người bị thu hồi đất và tái định cư được đặt ra cấp thiết. Vậy dự thảo Nghị định lần này có gì mới so với pháp luật hiện hành, thưa ông?

Ông Đào Trung Chính: Đúng vậy, bên cạnh bồi thường một cách sòng phẳng, sinh kế của nhân dân cũng rất quan trọng. Luật Đất đai lần này hạn chế đến mức tối thiểu các trường hợp thu hồi đất, còn lại theo thỏa thuận giữa người dân và doanh nghiệp.

Thứ nhất, quy định rõ ràng trường hợp nào nhà nước mới thu hồi đất.

Thứ hai, các quy định về hỗ trợ tái định cư được chú trọng hơn. Đơn cử như quy định về suất tái định cư tối thiểu, đảm bảo kết cấu hạ tầng trong khu tái định cư. Nếu người bị thu hồi đất tái định cư không đủ tiền, nhà nước phải bù thêm hay đào tạo nghề, chuyển đổi việc làm, không phải đưa một cục tiền. Cái này là kết hợp của cả hệ thống, không riêng gì ngành đất đai và nhất thiết cần có sự phối hợp của ngành lao động (việc làm, đào tạo nghề, chuyển đổi nghề), nông nghiệp (mô hình sản xuất mới)...

Về cơ chế, chính sách, chúng tôi cũng đang cố gắng làm tốt hơn nhưng về tổ chức thực hiện cần sự phối hợp đồng bộ.

PV: Xin ông cho biết, việc xây dựng Nghị định cũng có tính tới tiếp thu kinh nghiệm thu hồi đất đai mới và thành công của Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh?

Ông Đào Trung Chính: Không chỉ với Nghị định, trước đó, trong quá trình xây dựng Luật Đất đai 2013, chúng ta đã tổng kết và tiếp thu mô hình chia sẻ lợi ích của Đà Nẵng và mô hình định giá độc lập của TP Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó đưa vào Luật. Ví dụ: định giá đất, tư vấn đất, người dân góp đất, hạn chế thu hồi đất...

Do vậy, trên cơ sở quy định của Luật, Nghị định chỉ làm rõ hơn thêm các trường hợp thực thi để đảm bảo tính khả thi cao.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Nguồn Báo điện tử ĐCSVN
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 448.206
Truy câp hiện tại 398