Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
UBND phường, xã

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thuyền trưởng tàu chìm lên báo Mỹ vạch mặt Trung Quốc
Ngày cập nhật 03/06/2014
Chủ tàu Huỳnh Thị Như Hoa và các thành viên thủy thủ đoàn tàu cá ĐNa 90152.

Trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Euan McKirdy của CNN, thuyền trưởng tàu ĐNa 90152 Đặng Văn Nhân kể lại tàu của ông bị đâm chìm khi hoạt động trong vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế Việt Nam, cách giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc khoảng 17 hải lý. Thủy thủ đoàn tàu cá ĐNa 90152 thấy tàu Trung Quốc lao tới lúc 4h chiều ngày 26/5.

Thuyền trưởng Nhân kể: “Chúng tôi chủ động tránh khi phát hiện tàu Trung Quốc lao đến. Họ áp sát và tông vào mạn phải và sau đó là mạn trái của tàu cá vỏ gỗ. Những cú đâm, va khiến tàu chúng tôi lật. Cả 10 thành viên thủy thủ đoàn phải vật lộn với sóng biển trong khoảng 10 phút trước khi tàu cá Đna 90508 tới vớt chúng tôi”. Theo ông Nhân, con tàu chủ động đâm, va với tàu cá của ông là một tàu quân sự Trung Quốc.

Thuyền trưởng con tàu gặp nạn cho biết ông và các thành viên thủy thủ đoàn may mắn thoát chết nhờ một tàu cá khác của Việt Nam hoạt động gần đó. “Chúng tôi thật may mắn do vụ việc xảy ra vào ban ngày nên các tàu cá bạn bè có thể nhìn thấy chúng tôi gặp nạn”.

Khoảng thời gian từ lúc con tàu bị đâm lần đầu tiên tới khi nó lật úp chỉ khoảng 4 phút. Không thủy thủ nào trên tàu gặp nạn kịp mặc áo phao. Hai ngư dân bị thương nhẹ trong vụ chìm tàu, thuyền trưởng Nhân thuật lại.

Đáp trả luận điệu của Bắc Kinh khi vu khống tàu Việt Nam “quấy rối” tàu cá Trung Quốc và tự lật, thuyền trưởng Nhân nhấn mạnh: “Tàu của Trung Quốc lớn gấp 6 lần tàu đánh cá của chúng tôi. Tàu chúng tôi là tàu vỏ gỗ còn nó là tàu vỏ thép. Tuyên bố cho rằng chúng tôi tiếp cận hay chủ động va đâm vào nó là sự vu khống trắng trợn”.

‘Sớm muộn Việt Nam sẽ đạt được lẽ phải lịch sử với Hoàng Sa’Theo một cựu chiến binh Nga từng chiến đấu ở Việt Nam, lá cờ của Việt Nam xuất hiện ở quần đảo Hoàng Sa từ năm 1816, còn Trung Quốc tuyên bố chủ quyền chỉ mới 70 năm năm nay.

“Tàu Trung Quốc không cứu chúng tôi. Một chiếc trong rất nhiều tàu Trung Quốc lao vào đâm chúng tôi nhưng khi thấy chúng tôi rơi xuống, họ chẳng làm gì để cứu giúp”. Theo ông Nhân, va chạm giữa tàu Việt Nam và tàu Trung Quốc từng xảy ra trong quá khứ nhưng số lượng các vụ việc tăng mạnh sau khi Bắc Kinh hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam.

Thuyền trưởng Nhân nghi ngờ con tàu đâm chìm tàu của ông thuộc lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc và nó được ngụy trang giống một chiếc tàu cá. Nó là tàu vỏ thép, thay vì vỏ gỗ như các tàu đánh cá thông thường. Dựa vào kinh nghiệm đi biển, ông Nhân khẳng định tàu đối phương thuộc sở hữu của chính phủ Bắc Kinh.

Báo Nga phản bác Trung Quốc về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa Cuối thế kỷ 19, khi bị hỏi trách nhiệm về vụ hôi của sau một tai nạn tại Hoàng Sa, chính quyền Trung Quốc tuyên bố Hoàng Sa không phải lãnh thổ của nước này, theo Gazeta.

Trong khi đó, bà Huỳnh Thị Như Hoa, chủ sở hữu tàu cá gặp nạn, cho biết sự cố khiến bà thiệt hại 5 tỷ VNĐ, tương đương giá trị con tàu. Theo quan niệm của những người đi biển, họ không sửa chữa lại tàu cá chìm vì sợ sự cố tương tự xảy ra. Ngư dân sẽ phải đóng tàu mới để tiếp tục ra khơi.

Bà Hoa khẳng định chính phủ Trung Quốc chưa lên tiếng nhận trách nhiệm bồi thường. Phía Bắc Kinh chưa liên lạc với bà sau khi sự cố chìm tàu xảy ra. Dù đã được lai dắt vào bờ nhưng tàu cá ĐNa 90152 hư hại nặng, khiến 10 ngư dân lâm vào tình cảnh thất nghiệp.

Ngay sau sự cố, chính quyền địa phương đã hỗ trợ chủ tàu cá 800 triệu đồng. Phía bảo hiểm sẽ chi trả một nửa chi phí đóng tàu cá mới. Các ngư dân khẳng định dù gặp nhiều nguy hiểm khi đánh bắt hải sản gần khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 nhưng họ sẽ không rút khỏi ngư trường truyền thống.

“Tất nhiên chúng tôi phải quay lại quần đảo Hoàng Sa. Đây là ngư trường truyền thống của Việt Nam. Nó mang lại cho chúng tôi nguồn hải sản dồi dào”, bà Hoa khẳng định.

Trung Quốc ngày càng đuối lý trong vụ giàn khoan trái phépMột học giả Thái Lan cho rằng, khi thực hiện các hành động phi pháp, Trung Quốc đã “vứt” Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 vào sọt rác.

(Theo Tri Thức)

nguồn TTg chính phủ
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 448.206
Truy câp hiện tại 317