Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
UBND phường, xã

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thanh tra lao động trong ngành dệt may ở 12 tỉnh, thành phố
Ngày cập nhật 20/04/2015

Hội thảo "Chiến dịch thanh tra lao động trong ngành dệt may" do Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với tổ chức Lao động Quốc tế ILO tổ chức ngày 07 tháng 4 năm 2015 tại Hà Nội. Chiến dịch sẽ diễn ra trong ngành may mặc với mục đích tăng cường tuân thủ pháp luật lao động, tuyên truyền nâng cao nhận thức về chính sách  pháp luật lao động và cải thiện điều kiện làm việc của người lao động trong ngành dệt may. Tham gia Hội thảo có Lãnh đạo Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH, Tổ chức Lao động Quốc tế ILO, đại diện Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, đại diện VCCI, Thanh tra Sở LĐ-TB&XH và Liên đoàn lao động của 12 tỉnh, thành phố.

 

Chiến dịch năm 2015 sẽ diễn ra ở 12 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Hà Nam, Hải Dương, Quảng Ninh, Cao Bằng, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Bến Tre, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh.

Theo kế hoạch Chiến dịch Thanh tra lao động do Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH và Tổ chức Lao động quốc tế ILO phối hợp tổ chức trên địa bàn 12 tỉnh/thành phố, dự kiến thực hiện từ tháng 5/2015 và kết thúc vào tháng 9/2015. Tính trung bình mỗi tháng sẽ thực hiện chiến dịch tại 03 tỉnh, thành phố.

Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH sẽ phối hợp với Thanh tra Sở thực hiện chiến dịch tại 07 tỉnh là: Cao Bằng, Hà Nam, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Bình Định, Bến Tre, TP.Hồ Chí Minh.

05 tỉnh còn lại sẽ được thực hiện do Thanh tra Sở LĐ-TB&XH dưới sự hướng dẫn về kỹ thuật của Thanh tra Bộ (trong các tỉnh này có 03 tỉnh là Hải Dương, Thừa Thiên Huế, Đồng Nai đã thực hiện việc đánh giá khoanh vùng rủi ro nên Thanh tra Sở đã được tiếp cận và làm quen với cách thức tiến hành thanh tra các yếu tố rủi ro tại doanh nghiệp dệt may).

Hiện cả nước có khoảng 6.000 doanh nghiệp dệt may; thu hút hơn 2,5 triệu lao động, chiếm khoảng 25% lao động của khu vực kinh tế công nghiệp Việt Nam, chiếm 13,6% doanh thu xuất khẩu và 10,5% tổng GDP cả nước.  Quy trình may dây chuyền tại Việt Nam cần nhiều công lao động gồm các công đoạn như cắt, may và thiết kế. Với đặc điểm đòi hỏi tính kiên nhẫn, khéo léo, lực lượng lao động của ngành may chủ yếu là lao động nữ. Phần lớn các doanh nghiệp may mặc thuộc khu vực kinh tế tư nhân (84%); tập trung ở Đông Nam Bộ (60%) và đồng bằng sông Hồng. Vì những lý do đó, ngành may mặc được ưu tiên để thực hiện chiến dịch thanh tra năm 2015.

Trần Văn Trung
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 448.206
Truy câp hiện tại 37