|
|
Liên kết website
Chính phủ Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sở, ban, ngành UBND huyện, thị xã UBND phường, xã
| | |
|
Ghé thăm làng nặng tượng duy nhất ở Hương Trà Ngày cập nhật 08/02/2018
Nằm bên cạnh phố cổ Bao Vinh là làng Địa Linh, xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế, làng Địa Linh đã có nhiều thế hệ gắn bó với nghề nặn tượng ông công ông táo bằng đất sét. Theo tín ngưỡng của người Việt ông táo là vị thần cai quản việc bếp núc trong gia đình, hằng năm mọi người đều làm lễ cúng, đưa ông táo về trời, sau đó các gia đình thay bức tượng mới lên bếp để đón một năm mới đầy may mắn, theo đó mà nghề nặng tượng ông công ông táo được hình thành.
Đến làng Địa Linh những ngày này, thấy rõ không khí làm việc nhộn nhịp chuẩn bị cho ra lò những sản phẩm mới, kịp đơn hàng trong dịp Tết Nguyên Đán. Trò chuyện với các nghệ nhân làm tượng ông Công ông Táo nơi đây, chúng tôi được biết, nguyên liệu cần thiết đã được chuẩn bị kỹ lưỡng từ nhiều tháng, vào khoảng từ thàng 7 đến tháng 8 âm lịch. Qúa trình cho ra lò một sản phẩm phải trải qua nhiều công đoạn. Đất sét dùng để nặn tượng được người làm nghề đòi hỏi rất công phu đất phải là đất sét vàng có ít tạp chất. Để có những bức tượng đúng chuẩn, người làng Địa Linh chọn nguyên liệu làm khuôn từ gỗ lim, cứ hai năm khuôn lại được thay một lần. Để tượng không bị méo, khi cho đất vào khuôn, đất phải được ép thật chặt, công đoạn lấy tượng ra khỏi khuôn cũng đòi hỏi độ khéo tay của người nghệ nhân. Tượng được phơi khô từ 5-6 tiếng rồi mới cho vào lò nung. Mỗi ngày, mỗi gia đình nghệ nhân cho ra lò từ 500 đến 600 bức tượng.
Riêng chỉ trong tháng 12 âm lịch mỗi gia đình cho ra lò hơn 800 nghìn bức tượng ông tượng ông Công ông Táo, thành phẩm không chỉ cung ứng cho thị trường Thừa Thiên Huế mà còn cho các tỉnh thành khắp cả nước, mỗi tượng bán ra với giá 2 nghìn đồng, lời 1 nghìn đồng.
Nếu mỗi bức tượng được thương lái bán cho người dân giá 4- 7 nghìn đồng/ bức thì các nghệ nhân chỉ thu được 700 đến 1000 đồng một bức. Lợi nhuận thấp, một ngày thu nhập dao động trên dưới 100 nghìn.
Đây không chỉ là nghề truyền thống mà còn là nghề làm giàu cho người. Thu nhập không cao nhưng vẫn còn người bám trụ với nghề cũng chỉ muốn lưu lại cho đời nghề truyền thống của ông cha. Hy vọng nghề sẽ có thêm nghệ nhân trẻ, lưu giữ làng nghề truyền thống cho nhiều đời sau.
Bích Lệ Các tin khác
| |
|
| Thống kê truy cập Truy câp tổng 448.206 Truy câp hiện tại 54
|
|