Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
UBND phường, xã

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Phát triển công nghiệp du thuyền là hướng đi tích cực của du lịch Việt Nam
Ngày cập nhật 19/04/2014
Tàu du lịch Superstar Aquarius quốc tịch Bahamas cập cảng Chân Mây (TT-Huế)

 Mười chín tham luận của các tác giả trong giới chuyên môn về lĩnh vực phát triển công nghiệp du thuyền trong nước, quốc tế tại hội thảo “Chiến lược phát triển công nghiệp du thuyền Việt Nam” do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức trong hai ngày 16 và 17/4, tại TP.Huế đã nêu bật những vấn đề gai gốc, nổi cộm trong phát du lịch tàu biển ở Việt Nam.

Đến dự Hội thảo có ông Hồ Anh Tuấn - Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; ông Nguyễn Văn Công - Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải; ông Nguyễn Văn Cao - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cùng đại diện Cục hàng hải Việt Nam.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Du thuyền Châu Á Kevin Leong, trong năm 2013 với những số liệu mới nhất minh chứng cho sự tăng trưởng bền vững của ngành công nghiệp này, bất chấp những khủng hoảng về kinh tế tài chính trong những năm gần đây, khẳng định những lợi ích mà ngành công nghiệp này mang lại. Mặc dù không so sánh, nhưng những số liệu chính xác về doanh thu, về những lợi ích mà ngành công nghiệp này mang lại cho các hãng tàu thuyền, những đổi mới về công nghệ và dịch vụ, sự ra đời một thế hệ mới các con tàu hiện đại nhằm đáp ứng tất cả những nhu cầu tốt nhất cho du khách đã cho thấy khoảng cách không nhỏ giữa khu vực và Việt Nam trong phát triển du lịch tàu biển.

Ông Hồ Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: dự báo của Tổ chức du lịch thế giới, năm 2015 sẽ có khoảng 25 triệu lượt khác, trong đó Châu Á được đánh giá là khu vực đầy tiềm năng cho phát triển du lịch tàu biển. Trong đó, Việt Nam là điểm đến dễ tiếp cận và kết nói với các trung tâm cảng biển hiện đại của thế giới là Hong Kong, Singapore trong hành trình của các hãng tàu đến khu vực. Nhiều hãng tàu biển nổi tiếng thế giới đã cập cảng Việt Nam như Star Cruises, Hapag Lloyd Cruises, Phoenix Cruises, Saga Ahipping, Orion Expedition Cruises, Super Star Aquarius...

Tham luận về Thế mạnh và định hướng phát triển loại hình du lịch tàu biển ở các địa phương Việt Nam, ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã nêu bật vị trí của cảng Chân Mây (tỉnh Thừa Thiên Huế) là một trong 46 cảng dừng chân xung quanh khu vực Đông Nam Á và là cảng nằm chính giữa con đường biển kết nối giữa Singapore, Philippine và HongKong. Riêng tại Chân Mây Lăng Cô, những năm qua đã thu hút hàng chục dự án đầu tư du lịch lớn. Sau khi phân tích đặc điểm vị thế của tỉnh Thừa Thiên Huế đặc biệt về lĩnh vực văn hóa du lịch; những lợi thế của Cảng Chân Mây cùng với một số khu vực lân cận giàu tiềm năng... Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao khẳng định việc xây dựng cơ sở hạ tầng kết nối phù hợp, hòa vào mạng lưới sâu rộng của các cảng biển sẽ thúc đẩy tăng trưởng của ngành du lịch tàu biển cùng với khu vực Đông Nam Á.

Du khách tàu du lịch Superstar Aquarius quốc tịch Bahamas cập cảng Chân Mây (TT-Huế)

Các ý kiến phân tích cho thấy, Việt Nam hội đủ rất nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển du lịch tàu biển như: có bờ biển dài 3.260 km bờ biển, với 39 cụm cảng, cảng biển được quy hoạch, có cảnh quan sinh thái, thiên nhiên ven bờ tươi đẹp, nền văn hóa lịch sử lâu đời, đậm đà bản sắc… do vậy phát triển loại hình du lịch tàu biển ở các địa phương Việt Nam là cần thiết đẩy mạnh.

Tuy nhiên việc khai thác, phát triển du lịch tàu biển thời gian gần đây còn nhiều hạn chế, lượng khách du lịch tàu biển chỉ chiếm hơn 3% tổng số khách quốc tế đến Việt Nam, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của du lịch Việt Nam. Hạn chế này xuất phát từ nguyên nhân kết cấu hạ tầng các cảng biển của Việt Nam còn kém, chưa có nhà ga, bến tàu giành riêng cho khách du lịch mà dùng chung với cảng hàng hóa, container, chưa có một cảng tàu du lịch chuyên dụng có quy mô khu vực. Chất lượng dịch vụ tại các cảng biển chưa cao, sản phẩm du lịch biển nghèo nàn, đơn điệu; thiếu các dịch vụ bổ trợ để thu hút khách lưu trú dài hơn và chi tiêu nhiều hơn; công tác xúc tiến quảng bá, tiếp cận thị trường thiếu và yếu.

Theo ông Nguyễn Văn Công, Thứ trưởng Bộ Giao thông tải: xu hướng tăng liên tục của ngành công nghiệp du thuyền chưa bao giờ dừng lại bởi bất kỳ loại khủng hoảng nào từ năm 1970 đến nay. Tốc độ tăng trưởng của tổng lượt khách tàu biển hàng năm là 7,38% kể từ năm 1990 đến nay. Là một quốc gia nằm bên bờ biển Đông, chiến lược của Việt Nam là tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, khai thác tối đa tiềm năng biển đảo, trong đó một trong những ưu tiên hàng đầu là phát triển du lịch đường biển. Bộ Giao thông vận tải đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh quy hoạch phát triển cảng biển Việt Nam giai đoạn 2020, định hướng 2030, theo đó việc phân bổ các cảng hành khách theo 5 nhóm, phân bố dọc theo các cảng biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang. Như vậy sẽ dần hoàn thiện được cơ sở hạ tầng bến cảng, có thể tiếp nhận được những tàu khách lớn của thế giới vào Việt Nam.

Một số ý kiến cho rằng, trước mắt Việt Nam cần có cơ chế phù hợp, thu hút các nhà đầu tư tham gia vào đầu tư cảng biển, đội tàu biển nói chung, đội tàu khách nói riêng. Bên cạnh đó, công tác siết chặt hoạt động vận tải và cải cách thủ tục hành chính tại cảng biển cần được đẩy mạnh hơn nhằm tạo ra một môi trường pháp lý minh bạch để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư lâu dài, qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tàu biển, sản phẩm du lịch biển, đáng ứng nhu cầu xã hội.

Song Trần

 

 

 

nguồn www.tinhuy.thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 448.206
Truy câp hiện tại 954