Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
UBND phường, xã

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Bô Thông tin và Truyền thông tổ chức chương trình Đến với Trường Sa thân yêu
Ngày cập nhật 21/04/2014

Theo thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông, từ ngày 19-28/4/2014 Bộ sẽ tổ chức chương trình “Đến với Trường Sa thân yêu” gồm các hoạt động như: Triển lãm lưu động, trao tặng bản đồ và tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử” tại đảo Trường Sa lớn và trao tặng bộ bản đồ và tư liệu cho 02 đảo Sinh Tồn và đảo Nam Yết.

 

Được biết bản đồ và tư liệu trưng bày là những bằng chứng lịch sử và pháp lý chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các tư liệu cho thấy các nhà nước Việt Nam, từ thời kỳ phong kiến, trải qua nhiều thập kỷ bị đô hộ, xâm lược đến thời kỳ xã hội chủ nghĩa ngày nay đã khai phá, xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là một quá trình liên tục, lâu dài, diễn ra trong hòa bình, được ghi nhận trong nhiều nguồn sử liệu của Việt Nam và các nước trên thế giới. 

Bản đồ Trung Quốc và Brunma (nay là Myanma) thể hiện phần lãnh thổ của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam. Xuất bản tại London (Anh), năm 1851

Triển lãm gồm các nhóm tư liệu chính như các văn bản do triều đình phong kiến Việt Nam ban hành từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX, khẳng định Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền liên tục đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong đó đáng chú ý là bộ sưu tập gồm 19 châu bản của vương triều Nguyễn, có niên đại từ triều Minh Mạng (1820-1841) đến triều Bảo Đại (1925-1945) phản ánh quá trình xác lập và bảo vệ chủ quyền một cách liên tục dưới triều Nguyễn, do Uỷ ban Biên giới Quốc gia (Bộ Ngoại giao) nghiên cứu, tuyển chọn, biên dịch, công bố và do nhà nghiên cứu Phan Thuận An sưu tầm và hiến tặng.

Bản đồ Asia do Herman Moll vẽ, Macmillan Company xuất bản tại London (Anh), 1736 

Phiên bản 05 văn bản Hán Nôm từ năm Gia Long thứ 2 (1803) đến năm Minh Mạng thứ 17 (1836) ghi lại việc thành lập đội quân ra khảo sát các xứ của Hoàng Sa.

Tập bản đồ gồm 60 bản đồ chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, do Việt Nam, phương Tây và Trung Quốc công bố từ thế kỷ XVI đến nay. 

Phiên bản 15 văn bản hành chính thuộc Pháp và Việt Nam Cộng hòa về việc thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.

Bản đồ India Orientalis, do Seutter thực hiện năm 1720. 

Không gian triển lãm hình ảnh, tư liệu về Trường Sa hôm nay, những đóng góp của ngành thông tin và truyền thông trong việc phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam.

Trong chương trình Đến với Trường Sa thân yêu Bộ Thông tin và Truyền thông  còn tổ chức thành lập 02 điểm bưu điện văn hóa xã tại đảo Trường Sa và Sinh Tồn nhằm cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông, tổ chức hoạt động đọc sách báo miễn phí, cung cấp dịch vụ Internet. Bên cạnh đó các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ và hoạt động biểu diễn nghệ thuật với sự tham gia của Đoàn văn công Hậu Giang và các giảng viên, sinh viên và nghệ sỹ của Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội cũng được tổ chức để phục vụ các chiến sỹ và nhân dân trên đảo.

Nhân dịp này, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng tổ chức trao tặng 70 đầu thu kỹ thuật số, sim điện thoại Viettel 3G, sách báo, bánh kẹo, đồ chơi cùng các sản vật từ đất liền tặng cán bộ, chiến sỹ và nhân dân trên các đảo./.

 

Vietnam.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 448.206
Truy câp hiện tại 443