Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
UBND phường, xã

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Tình hình Biển Đông ngày 12/7
Ngày cập nhật 12/07/2014

Giàn khoan Hải Dương 981 ảnh hưởng gì đến Hà Nội?

Theo GDVN, theo ông Nguyễn Thế Thảo – Chủ tịch UBND TP Hà Nội, trong bối cảnh tình hình còn tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định (cả bên trong và bên ngoài); bên trong do tác động của suy thoái kinh tế, sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn phát sinh tội phạm, tệ nạn xã hội, nhất là tội phạm về kinh tế gia tăng; trong khi đó các đối tượng phản động, cực đoan, chống đối tăng cường các hoạt động gây phức tạp tình hình; bên ngoài Trung Quốc tiếp tục leo thang, gia tăng căng thẳng trên

Thời gian tới, Hà Nội tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp ngăn ngừa, kiên quyết không để xảy ra tuần hành, biểu tình trái pháp luật, gây rối trật tự công cộng, xử lý nghiêm những người có hành vi lôi kéo, kích động. Kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm các loại tội phạm, tệ nạn xã hội; không để hình thành các băng, nhóm tội phạm, hoạt động theo kiểu xã hội đen, gây phức tạp về an ninh trật tự.

Chủ tịch TP Hà Nội – ông Nguyễn Thế Thảo cho biết, việc Trung Quốc gây

căng thẳng trên biển Đông đã gây ảnh hưởng xấu tới kinh tế Thủ đô.

Đồng thời, tăng cường tuyên truyền những quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về giải quyết vấn đề biển Đông hiện nay; kịp thời thông tin đúng tình hình; chấn chỉnh kỷ luật thông tin, không để các đối tượng phản động, phần tử xấu, cơ hội chính trị lợi dụng; thực hiện tốt việc định hướng dư luận nhân dân.

“Xuất phát từ vị trí hết sức đặc biệt của Thủ đô và dự báo tình hình thời gian tới tiềm ẩn những diễn biến phức tạp, khó lường; thành phố tập trung cao độ huy động các lực lượng, các ngành, các cấp tham gia bảo vệ tuyệt đối an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Từ thành phố đến cơ sở tăng cường nắm bắt tình hình, nhất là đối với học sinh, sinh viên, người nước ngoài, công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất; đấu tranh có hiệu quả với hoạt động của các thế lực thù địch, chống đối”, ông Thảo nhấn mạnh.

Mỹ ra nghị quyết biển Đông, Trung Quốc im hơi lặng tiếng

Ngày 10/7, với toàn bộ phiếu thuận, Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua Nghị quyết S.RES.412 về Biển Đông yêu cầu Trung Quốc quay lại nguyên trạng trước ngày 1/5.

Nghị quyết khẳng định sự ủng hộ của chính phủ Mỹ đối với quyền tự do hàng hải, sử dụng các vùng biển và không phận ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương theo đúng quy định của luật pháp quốc tế.

Nghị quyết cho rằng các yêu sách lãnh thổ và hành động trên đây của Trung Quốc là không thể biện minh theo luật pháp quốc tế như đã được nêu rõ trong UNCLOS và là một hành động đơn phương nhằm thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã ký với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2002.

Bên cạnh đó, nghị quyết nêu rõ mặc dù không phải là một bên có yêu sách ở Biển Đông nhưng Mỹ là một cường quốc châu Á-Thái Bình Dương, có lợi ích quốc gia trong việc khuyến khích và ủng hộ các quốc gia trong khu vực hợp tác với nhau để giải quyết các tranh chấp bằng con đường ngoại giao và hòa bình; phản đối việc cưỡng bức, hù dọa, đe dọa hoặc sử dụng vũ lực .

Nghị quyết S.RES.412 được ban hành từ ngày 10/7, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại phía Trung Quốc vẫn im hơi lặng tiếng, chưa có phản ứng nào.

Tổng hợp TTXVN

Giàn khoan Nam Hải 04 hoạt động ở biển Đông trong một năm

Cục Hải sự Trung Quốc ngày 9.7 ra thông báo nói rằng giàn khoan Nam Hải 04 của nước này sẽ vận hành tại biển Đông trong một năm. Cụ thể, Nam Hải 04 hoạt động tại vị trí có tọa độ 18°36′48,47” Bắc/107°40′28,43” Đông từ ngày 9.7.2014 đến ngày 30.6.2015.

Trong thông báo, Cục Hải sự Trung Quốc cấm tất cả các loại tàu thuyền qua lại và tránh xa khu vực có bán kính 2 km từ tọa độ nói trên.

Giàn khoan Hải Dương-981 và tàu Trung Quốc hoạt động phi pháp trong vùng biển của Việt Nam

Theo báo mạng của Trung Quốc, vị trí Nam Hải 04 tác nghiệp nằm trong vùng còn tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc ở vịnh Bắc bộ, nhưng gần đảo Hải Nam hơn.

Thông báo trên được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc cho giàn khoan Nam Hải 09 hoạt động tại vị trí thuộc vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc bộ chưa được phân định giữa Việt Nam và Trung Quốc. Giàn khoan Nam Hải 09 hoạt động từ ngày 24.6 – 20.8.2014.

Trong cuộc họp báo quốc tế ngày 26.6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình khẳng định theo luật pháp và thực tiễn quốc tế, không bên nào được đơn phương hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí ở vùng biển chồng lấn chưa được phân định.

Tính đến nay Trung Quốc cho giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) hoạt động phi pháp trong vùng biển của Việt Nam đã hơn 70 ngày. Trung Quốc dự định đến ngày 15.8.2014 mới rút giàn khoan Hải Dương-981.

Theo Thanh Niên

Trung Quốc duy trì 6 tàu quân sự xung quanh giàn khoan

Đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết ngày 11/7, phía Trung Quốc duy trì 6 tàu quân sự tới khu vực hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981).

Trong ngày, Trung Quốc vẫn duy trì khoảng 103-110 tàu các loại tham gia bảo vệ giàn khoan Hải Dương-981; trong đó có 43-45 tàu Hải cảnh, 17-19 tàu vận tải, 15 -16 tàu kéo, 22-24 tàu cá các loại và 6 tàu quân sự.

Về diễn biến tại thực địa, các tàu Kiểm ngư và Cảnh sát biển Việt Nam vẫn thực hiện nhiệm vụ tiếp cận giàn khoan ở khoảng cách từ 10-11 hải lý so với giàn khoan để đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật, kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu và giàn khoan Hải Dương-981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Tàu Trung Quốc áp sát, ngăn cản, sẵn sàng đâm va, uy hiếp tàu Việt Nam.

Tuy nhiên, khi các tàu Kiểm ngư Việt Nam tiếp cận giàn khoan để đấu tranh tuyên truyền thì các tàu của Trung Quốc đã dàn hàng ngang, tăng tốc độ áp sát, ngăn cản, không cho các tàu Kiểm ngư của Việt Nam tiến vào gần giàn khoan. Trước tình hình đó, lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam đã chủ động điều khiển tàu vòng tránh, kiên trì bám trụ để đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật.

Các tàu cá của ngư dân Việt Nam trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa vẫn tiến hành đánh bắt thủy sản ở phía Tây-Tây Nam, cách giàn khoan 42-45 hải lý. Trên khu vực tàu cá của ngư dân Việt Nam đánh bắt hải sản, toàn bộ tàu cá của Trung Quốc dưới sự hỗ trợ của 2 tàu Hải cảnh và 2 tàu vận tải của Trung Quốc thường xuyên bám sát, ngăn chặn, ép hướng, không cho các tàu cá của ngư dân Việt Nam tiến vào gần khu vực giàn khoan.

Mặc dù, gặp nhiều sự ngăn cản từ phía Trung Quốc, nhưng dưới sự bảo vệ của các tàu Kiểm ngư, các tàu cá của ngư dân Việt Nam vẫn bám sát ngư trường đánh bắt hải sản và đảm bảo an toàn.

Theo Vietnamplus

Tin ngày 11/7

Sức khỏe 6 ngư dân bị Trung Quốc bắt ra sao?

Tình hình biển Đông 11/7 "nóng lên" trong buổi họp báo thường kỳ, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết, 6 ngư dân Việt Nam vừa bị Trung Quốc bắt giữ hiện đang ở cảng Tam Á, Thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam - Trung Quốc, có sức khỏe ổn định.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về nguyên nhân, vị trí tọa độ mà 6 ngư dân Việt Nam bị phía Trung Quốc bắt giữ cũng như Chính phủ Việt Nam có biện pháp gì để bảo hộ công dân, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết: Ngay sau khi có thông tin về vụ việc này, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc cũng như các cơ quan đại diện Bộ Ngoại giao tại Trung Quốc tiến hành các biện pháp lãnh sự bảo hộ công dân, đồng thời xác minh các vấn đề liên quan tới vụ việc.

Tình hình biển Đông 11/7: Ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt vẫn an toàn

Ông Lê Hải Bình nói: “Theo thông tin chúng tôi có được từ Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu vào 9h ngày 10/7/2014, đại diện Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu đã tiến hành thăm lãnh sự cũng như có các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết đối với các ngư dân.

Hiện nay, sức khỏe của các ngư dân hoàn toàn ổn định, 6 ngư dân này cùng với tàu cá QNG 94912 TS hiện đang bị lưu giữ tại cảng Tam Á, Thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu nói riêng cũng như các cơ quan Việt Nam nói chung vẫn đang làm việc rất chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Trung Quốc để xác minh rõ vị trí bị bắt giữ”.

Ngày 10/7, đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, trong ngày hôm nay, phía Trung Quốc đã điều một máy bay cánh bằng giám sát khu vực tàu của lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam hoạt động.

Cụ thể: Vào lúc 11 giờ 45 phút, 12 giờ 40 phút và 13 giờ 5 phút, một máy bay cánh bằng của Trung Quốc mang số hiệu CMS-B3808 bay 3 lượt trên khu vực tàu Việt Nam hoạt động ở độ cao 200-300m, sau đó rời khu vực theo hướng Đông Bắc.

Trong ngày, Trung Quốc vẫn duy trì khoảng 103 tàu các loại tham gia bảo vệ Giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981) hạ đặt trái phép trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; trong đó có 41 tàu Hải cảnh, 18 tàu vận tải, 16 tàu kéo, 23 tàu cá các loại và 5 tàu quân sự.

Về diễn biến tại hiện trường thực địa, các tàu kiểm ngư và Cảnh sát Biển Việt Nam vẫn thực hiện nhiệm vụ tiếp cận Giàn khoan ở khoảng cách từ 10-11 hải lý để đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật, kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu và Giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt trái phép rời khỏi vùng biển của Việt Nam.

Nhưng khi các tàu kiểm ngư việt nam tiếp cận Giàn khoan để đấu tranh tuyên truyền thì các tàu của Trung Quốc đã dàn hàng ngang, tăng tốc độ áp sát, ngăn cản, không cho các tàu kiểm ngư của Việt Nam tiến vào gần Giàn khoan. Các tàu này có lúc chỉ cách tàu Cảnh sát biển của Việt Nam mang số hiệu 4032 gần 100m.

Trước tình hình đó, đại diện Cục kiểm ngư việt nam cũng khẳng định, lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam trên biển luôn chủ động, điều khiển tàu vòng tránh, đảm bảo an toàn, kiên trì bám trụ để đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật.

Các tàu cá của ngư dân Việt Nam trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa vẫn tiến hành đánh bắt thủy sản ở phía Tây-Tây Nam, cách Giàn khoan 42-45 hải lý. Trên khu vực tàu cá của ngư dân Việt Nam đánh bắt hải sản, toàn bộ tàu cá của Trung Quốc dưới sự hỗ trợ của 2 tàu Hải cảnh và 2 tàu dịch vụ hậu cần của Trung Quốc thường xuyên bám sát, ngăn chặn, ép hướng, không cho các tàu cá của ngư dân Việt Nam tiến vào gần khu vực Giàn khoan.

Tuy gặp nhiều sự ngăn cản từ phía Trung Quốc nhưng dưới sự bảo vệ của các tàu kiểm ngư, các tàu cá của ngư dân Việt Nam vẫn bám sát ngư trường đánh bắt hải sản và đảm bảo an toàn - theo tin mới của TTXVN.

TheoTTXVN

5 tàu quân sự Trung Quốc vẫn hiện diện ở Hoàng Sa

Chiều 10/7, Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết, trong ngày, Trung Quốc duy trì khoảng 103 tàu các loại để bảo vệ giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt trái phép trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, trong đó có 41 tàu Hải cảnh, 18 tàu vận tải, 16 tàu kéo, 23 tàu cá và 5 tàu quân sự.

Lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam phát hiện máy bay cánh bằng số hiệu CMS-B3808 bay 3 lượt trên khu vực tàu Việt Nam hoạt động, ở độ cao 200-300m, sau đó rời khu vực theo hướng Đông Bắc.

Các tàu Kiểm ngư của Việt Nam thực hiện các đợt tiếp cận cách giàn khoan 10-11 hải lý để đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật, kiên quyết yêu cầu giàn khoan và các tàu bảo vệ của Trung Quốc rời khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Khi các tàu Việt Nam tiến vào gần giàn khoan thì các tàu của Trung Quốc đồng loạt tăng tốc độ, áp sát, ngăn cản và hú còi, không cho các tàu Việt Nam vào gần giàn khoan (có lúc cách tàu Cảnh sát biển 100m) nhưng các tàu của Việt Nam vẫn chủ động tiến gần giàn khoan để thực hiện nhiệm vụ.

Tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc ở khu vực giàn khoan Hải Dương-981

Tàu cá Việt Nam trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa vẫn tiến hành đánh bắt ở Tây Tây Nam, cách giàn khoan 42-45 hải lý. Hàng chục tàu cá vỏ sắt dưới sự hỗ trợ của tàu Hải cảnh và tàu dịch vụ hậu cần nghề cá của Trung Quốc thường xuyên bám sát, ngăn cản, ép hướng các tàu cá của Việt Nam.

Cùng ngày, tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã thông báo về một số hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới, trả lời các câu hỏi của phóng viên Việt Nam và nước ngoài về các vấn đề báo chí quan tâm.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về vụ việc tàu cá QNg 94912 TS bị phía Trung Quốc bắt giữ, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết: Theo thông tin mới nhất từ Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu, vào lúc 9h ngày 10/7, đại diện Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu đã tiến hành thăm lãnh sự và có các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết đối với 6 ngư dân của tàu cá Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 94912 TS bị Trung Quốc bắt giữ. Sức khỏe các ngư dân hoàn toàn ổn định.

Hiện các ngư dân đang bị lưu giữ tại cảng Tam Á, thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam. Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu đang tiếp tục làm việc chặt chẽ với các cơ quan chức năng tỉnh Hải Nam làm rõ các vấn đề liên quan đến vụ việc.

Theo VOV

Mỹ sẽ công bố video Trung Quốc quấy rối Việt Nam ở Biển Đông?

Financial Times ngày 10/7 đưa tin, Mỹ đang phát triển các chiến thuật quân sự mới để ngăn chặn những bước bành trướng chậm nhưng chắc chắn của Trung Quốc ở Biển Đông, trong đó có việc tích cực sử dụng máy bay do thám và các hoạt động hải quân gần khu vực tranh chấp.

Động thái này được Lầu Năm Góc đưa ra sau hàng loạt hoạt động xâm nhập (bất hợp pháp) mà Trung Quốc sử dụng để thay đổi hiện trạng ở Biển Đông, tuyến hàng hải huyết mạch hàng đầu của nền kinh tế toàn cầu. Thách thức đối với quân đội Mỹ là tìm chiến thuật ngăn chặn những hành động này của Trung Quốc mà không làm leo thang thành một cuộc xung đột quân sự lớn hơn.

“Những nỗ lực của chúng tôi để ngăn chặn Trung Quốc ở Biển Đông rõ ràng đã không hiệu quả”, một quan chức cấp cao Mỹ cho biết. Những căng thẳng ngày càng tăng ở Biển Đông giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines đã phủ bóng tối lên Đối thoại Chiến lược – kinh tế thường niên Trung – Mỹ tại Bắc Kinh hôm Thứ Tư.

Máy bay do thám P-8A của hải quân Mỹ. Hình minh họa.

Một yếu tố chiến lược của Mỹ đang nổi lên từ tháng Ba khi Mỹ điều máy bay giám sát P-8A ra bãi Cỏ Mây ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) trong lúc tàu Trung Quốc đang cố gắng ngăn chặn 1 tàu cung cấp của Philippines chi viện cho lực lượng đồn trú tại khu vực này. Máy bay Mỹ đã bay ở tầm thấp để đảm bảo rằng họ có thể nhìn thấy người Trung Quốc.

“Đây là một động lực mới. Thông điệp là, chúng tôi biết những gì các ông đang làm. Hành động của các ông sẽ có những hậu quả. Chúng tôi có khả năng và ý chí, chúng tôi đang ở đây.” Một cựu quan chức Lầu Năm Góc nói.

Sử dụng rộng rãi các máy bay do thám ở Biển Đông có thể kết hợp với mong muốn lớn hơn để công bố hình ảnh, vi deo các hoạt động hàng hải của Trung Quốc. Một số quan chức Mỹ tin rằng Trung Quốc có thể tạm dừng các hoạt động bành trướng nếu hình ảnh, video họ quấy rối Việt Nam và Philippines được Mỹ công bố.

Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ cũng đã được yêu cầu cùng phối hợp phát triển một hệ thống thông tin hàng hải cho phép các chính phủ trong khu vực biết thông tin chi tiết về vị trí của các tàu Trung Quốc trong khu vực. Một số nước nói rằng họ bị bất ngờ trước sự xuất hiện bất thình lình của tàu Trung Quốc.

Ngoài ra Lầu Năm Góc cũng tính đến khả năng điều tàu hải quân đến gần khu vực tranh chấp trên Biển Đông. Tuy nhiên các quan chức Mỹ cho hay có rất ít sự hỗ trợ từ chính quyền cho một số ý tưởng đối đầu hơn để ngăn chặn Trung Quốc. Các ý tưởng này bao gồm triển khai lực lượng Cảnh sát biển Mỹ đến Biển Đông chống lại các hoạt động của tàu bán vũ trang Trung Quốc, hộ tống ngư dân Philippines và các quốc gia khác vào những khu vực bị tàu Trung Quốc trục xuất.

Bonie Glaser, một chuyên gia châu Á từ Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế nói rằng các chuyến bay do thám cho thấy Hoa Kỳ có lợi ích trong các giải pháp hòa bình xử lý tranh chấp và phản đối sự cưỡng ép của Trung Quốc, nhưng bà thấy nghi ngờ khả năng các chuyến bay do thám sẽ ngăn chặn được hành vi của Trung Quốc.

Theo Giáo dục

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 448.206
Truy câp hiện tại 144