Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
UBND phường, xã
Quy định các công việc phụ nữ không được làm: Áp dụng cứng nhắc, nguồn sống sẽ mất
Ngày cập nhật 27/07/2014

Bảo vệ quyền lợi, chăm sóc sức khỏe phụ nữ là việc làm cao đẹp trong bối cảnh xã hội đang nỗ lực nâng cao vị thế của nữ giới, xóa dần sự bất bình đẳng.Tuy nhiên, việc Bộ LĐ,TB&XH đưa ra Thông tư 26/2013, hiệu lực từ ngày 15/12, với hàng chục điều cấm sử dụng lao động nữ lại gây nhiều băn khoăn về tính thực tiễn của nó.

Cụ thể hóa luật Luật Lao động (sửa đổi), hiệu lực từ 1/5/2013, được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 18/6/2012 ở kỳ họp 3 có Điều 160 quy định các công việc không được sử dụng lao động nữ. Khoản 1 nêu rõ, đó là các công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con theo danh mục do Bộ LĐ,TB&XH chủ trì ban hành. Khoản 2 và 3 lần lượt ghi: Công việc phải ngâm mình thường xuyên dưới nước; Công việc làm thường xuyên dưới hầm mỏ. Và tới ngày 18/10/2013, Bộ LĐ,TB&XH mới ra Thông tư 26, hiệu lực từ 15/12, để cụ thể hóa điều 160 này. Và gần như ngay lập tức, nó gây “sốt” dư luận với thông tin “77 việc cấm sử dụng lao động nữ”.

Thực tế, qua tìm hiểu, thông tư này chỉ quy định 38 công việc cấm sử dụng mọi lao động nữ và 39 công việc cấm riêng với phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Ví dụ, không được sử dụng lao động nữ với các việc như trực tiếp nấu chảy và rót kim loại nóng chảy ở các lò điện hồ quang từ 0,5 tấn trở lên, lò quy bilo (luyện gang), lò bằng (luyện thép), lò cao; cán kim loại nóng (trừ kim loại màu); làm việc theo ca thường xuyên ở giàn khoan trên biển (trừ dịch vụ y tế - xã hội, dịch vụ ăn ở); Lái máy thi công hạng nặng có công suất lớn hơn 36 mã lực như: máy xúc, máy gạt ủi, xe bánh xích (trừ các máy có hỗ trợ thủy lực); Các công việc phải mang vác trên 50 kg; Khảo sát đường sông ở những vùng có thác ghềnh cao, núi sâu nguy hiểm... Hoặc như cấm sử dụng lao động nữ có thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng với các việc ở môi trường bị ô nhiễm bởi điện từ trường vượt mức quy chuẩn, tiêu chuẩn cho phép (như công việc ở các đài phát sóng tần số radiô, đài phát thanh, phát hình và trạm vệ tinh viễn thông); công việc trực tiếp tiếp xúc với các hóa chất trừ sâu, trừ cỏ, diệt mối mọt, diệt chuột, trừ muỗi có chứa Clo hữu cơ và một số hóa chất có khả năng gây biến đổi gen và ung thư… Thông tư còn yêu cầu người sử dụng lao động rà soát các công việc lao động nữ đang làm dựa theo danh mục này để có kế hoạch sắp xếp, đào tạo lại hoặc chuyển nghề, chuyển công việc phù hợp.

Trao đổi với PV Báo GĐ&XH, Luật sư Nông Thị Hồng Hà – Công ty Luật Hồng Hà đánh giá, thông tư này đã cụ thể hóa được Điều 160 Luật Lao động và theo hướng bảo vệ tích cực sức khỏe cho phụ nữ. “Tuy nhiên, quy định quá chi tiết khiến dư luận dễ hiểu lầm về sự bất bình đẳng giới. Bởi Điều 6 Luật Bình đẳng giới đã nêu khá rõ: Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Hoặc, nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới. Các công việc trong danh mục của Thông tư 26 cần dựa trên các căn cứ khoa học thì mới đảm bảo không là yếu tố bất bình đẳng”, bà Hà phân tích. Phụ nữ không yếu Không thể phủ nhận ý định, ý nghĩa tích cực của các nhà soạn thảo ra thông tư này. Dù vậy, nhiều ý kiến cho rằng, một số công việc trong danh mục vẫn là nguồn mưu sinh của không ít phụ nữ trong hoàn cảnh hiện nay, như: Công việc mang vác trên 50kg; xuôi bè mảng trên sông có nhiều ghềnh thác; lái ôtô tải trọng trên 2,5 tấn; nạo vét cống ngầm; trong các dây chuyền sản xuất hóa chất…

Luật sư Vũ Thái Hà – Chủ tịch Công ty Luật TNHH YouMe đánh giá: “Gọi là phái yếu nhưng phụ nữ không hề yếu mà còn có thể chất tốt hơn đàn ông rất nhiều. Hơn nữa, xét về sự ăn khớp giữa các văn bản luật, thì những quy định như vậy cần cẩn trọng vì rất dễ vênh với Luật Bình đẳng giới. Ngoài ra, phụ nữ có quyền làm bất cứ công việc nào mình muốn. Danh mục này không cấm họ mà cấm người sử dụng lao động, về bản chất là như nhau”. Theo ông Hà, thực tế có những công việc mà người ta chẳng mướn phụ nữ bao giờ, dù không bị cấm. Đó là sự điều chỉnh tự nhiên ở thị trường lao động. “Phụ nữ biết lựa chọn công việc nào mình làm được và người sử dụng lao động cũng biết ai có thể đem lại cho họ năng suất tốt hơn, đàn ông hay đàn bà. Dĩ nhiên, xét một cách toàn diện, các quy định này đều xuất phát từ một mục đích rất cao đẹp”, Luật sư Hà nói.

Cũng về vấn đề này, TS Trịnh Hòa Bình (Trung tâm Điều tra dư luận xã hội) chia sẻ: “Tôi cũng nhìn thấy ý nghĩa, mục tiêu tích cực của các quy định này, đặc biệt trong bối cảnh quyền lợi của lao động nữ vẫn là vấn đề bức xúc hiện nay. Tuy nhiên, nếu áp dụng vào một cách cứng nhắc, sẽ vô tình lấy đi nguồn sống của rất nhiều phụ nữ, vì họ có thể không có nhiều lợi thế khi lựa chọn một công việc nuôi sống gia đình”. Theo ông Bình, chính vì thế mà dư luận mới băn khoăn về tính khả thi của nó.

Theo HLHPNVN
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 448.206
Truy câp hiện tại 359