Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
UBND phường, xã
Bình Điền: Tổ chức Hội nghị triển khai công tác phối hợp trợ giúp pháp lý năm 2015
Ngày cập nhật 14/01/2015
Ông Hoàng Ngọc Thanh Giám đốc TTTVPL Thuận Hóa báo cáo tại hội nghị
Ngày07 /01/2015, UBND xã Bình Điền phối hợp với Trungt Tâm Tư Vấn Pháp Luật Thuận Hóa tổ chức Hội nghị triển khai công tác phối hợp trợ giúp pháp lý năm 2015.
Tham dự hội nghị:
- Về phía Trung tâm tư vấn pháp luật Thuận Hóa có Ông Hoàng Ngọc Thanh Giám đốc TTTVPL Thuận Hóa, Bà Nguyễn Khoa Kim Bội PGĐ TTTVPL, Bà Trần Thị Hồng Nhung Luật sư-Tư vấn viên.
- Về phia địa phương có Đ/c Trần Văn Ngọ BTĐU-CT.HĐND xã , Đ/c Nguyễn Đại Hóa UVTV-CT.UBND xã, Đ/c Võ Văn Thú ĐUV-CT.UBMTTQVN xã, các đ/c lảnh đạo Đảng ủy,HĐND,
UBND,UBMTTQVN xã và các đ/c Trưởng thôn, Bí thư chi bộ, Ban Công tác mặt trận thôn …
 
Đ/c Nguyễn Đại Hóa UVTV-CT.UBND xã phát biểu khai mạc hội nghị.
 
 
Toàn cảnh hội nghị
 
 
  Tại Hội nghị, lãnh đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý Thận hóa báo cáo những nét cơ bản, những điểm mới của 2 bộ luật : luật đất đai năm 2013 và luật Tiếp công dân.
Luật đất đai năm 2013 
Mở rộng thời hạn giao đất nông nghiệp và hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất; khắc phục hiệu quả việc giao đất, cho thuê đất một cách tràn lan…
Đây là những điểm mới nổi bật trong Luật Đất đai 2013 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2014.
Ngày 29/11/2013, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai năm 2013. So với Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 có 14 chương với 212 điều, tăng 7 chương và 66 điều, đã khắc phục, giải quyết được những tồn tại, hạn chế phát sinh trong quá trình thi hành Luật đất đai năm 2003. Đây là đạo luật quan trọng, có tác động sâu rộng đến chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, thu hút được sự quan tâm rộng rãi của nhân dân.
Nhìn lại toàn bộ Luật Đất đai 2013, có thể thấy một số đổi mới quan trọng bao gồm:
 
Thứ nhất, Luật Đất đai sửa đổi đã quy định cụ thể hóa các quyền nghĩa vụ của Nhà nước đối với người sử dụng đất như: Quy định về những bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất; trách nhiệm của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số, người trực tiếp sản xuất nông nghiệp; trách nhiệm của Nhà nước trong việc cung cấp thông tin đất đai cho người dân.
 
Thứ hai, Luật mở rộng thời hạn giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp. Cụ thể, nâng thời hạn giao đất nông nghiệp trong hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân từ 20 năm lên 50 năm. Luật cũng mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đáp ứng yêu cầu tích tụ đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại phù hợp với đường lối phát triển nông nghiệp, nông thôn. Cho phép hộ gia đình, cá nhân tích tụ với diện tích lớn hơn (không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp).
 
Thứ ba, Luật đất đai năm 2013 quy định rõ nguyên tắc định giá đất phải theo mục đích sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm định giá, theo thời hạn sử dụng đất. Bỏ việc công bố bảng giá đất vào ngày 1/1 hàng năm. Bảng giá đất chỉ áp dụng đối với một số trường hợp thay cho việc áp dụng cho tất cả các mục đích như quy định hiện hành. Bổ sung quy định về cơ quan xây dựng, cơ quan thẩm định giá đất, vị trí của tư vấn giá đất trong việc xác định giá đất, thẩm định giá đất và việc thuê tư vấn để xác định giá đất cụ thể.
 
Thứ tư, Luật thiết lập sự bình đẳng hơn trong việc tiếp cận đất đai giữa nhà đầu tư trong và nước ngoài; quy định cụ thể điều kiện được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư nhằm lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực thực hiện dự án. Đặc biệt, Luật đã bổ sung quy định về điều kiện được giao đất, cho thuê đất để thực hiện các dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất có rừng, dự án đầu tư tại khu vực biên giới, ven biển và hải đảo.
 
Thứ năm, một trong những điểm mới quan trọng của Luật Đất đai 2013 là quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Luật bổ sung quy định về các trường hợp đăng ký lần đầu, đăng ký biến động, đăng ký đất đai trên mạng; bổ sung quy định trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của nhiều người thì cấp mỗi người một giấy chứng nhận, hoặc cấp chung một sổ đỏ và trao cho người đại diện. Luật cũng quy định những trường hợp có thể cấp giấy chứng nhận ngay cả khi không có giấy tờ về quyền sử dụng đất.
 
Thứ sáu, Luật quy định cụ thể và đầy đủ từ việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư đảm bảo một cách công khai, minh bạch và quyền lợi của người có đất thu hồi đồng thời khắc phục một cách có hiệu quả những trường hợp thu hồi đất mà không đưa vào sử dụng, gây lãng phí, tạo nên các dư luận xấu trong xã hội. Đặc biệt, Luật Đất đai năm 2013 cũng quy định chế tài mạnh để xử lý đối với trường hợp không đưa đất đã được giao, cho thuê vào sử dụng hoặc chậm đưa đất vào sử dụng; quy định đầy đủ, rõ ràng về những trường hợp thật cần thiết mà Nhà nước phải thu hồi; quy định giá đất bồi thường không áp dụng theo bảng giá đất mà áp dụng giá đất cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
 
Thứ bảy, điểm đặc biệt trong Luật đất đai sửa đổi, bổ sung lần này lã đã bổ sung các quy định mới về hệ thống thông tin, hệ thống giám sát, theo dõi, đánh giá một cách công khai, minh bạch và đảm bảo dân chủ trong điều kiện đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Luật đã dành một chương để quy định về việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai, đảm bảo quyền tiếp cận thông tin đất đai của mọi người dân.
 
Thứ tám, Luật đất đai 2013 quy định hoàn chỉnh hơn các chính sách đất đai đối với khu vực nông nghiệp; hoàn thiện hơn quy định về chế độ sử dụng đất đối với sử dụng cho khu công nghiệp, khu công nghệ cao và khu kinh tế; bổ sung quy định việc sử dụng đất để xây dựng công trình ngầm, đáp ứng yêu cầu đặt ra của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
 
Thứ chín, Luật chỉ quy định về các vấn đề chung của thủ tục hành chính về đất đai và giao Chính phủ quy định cụ thể trình tự, thủ tục để đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính và điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện.
Thứ mười, Luật Đất đai năm 2013 đã bổ sung những nội dung cơ bản trong việc điều tra, đánh giá về tài nguyên đất đai, nhằm khắc phục bất cập hiện nay mà Luật Đất đai năm 2003 chưa có quy định cụ thể. Luật cũng bổ sung những quy định quan trọng trong nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhằm khắc phục khó khăn khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; bổ sung và quy định rõ quyền và nghĩa vụ sử dụng đất của người dân trong vùng quy hoạch đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.
MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT TIẾP CÔNG DÂN 2013 
Trước khi có Luật tiếp công dân đã có nhiều Văn bản quy định về việc tiếp công dân như: Quy định về tiếp công dân tại Chương V của Luật khiếu nại, tố cáo số 09/1998/QH10 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2004/QH11 và Luật số 58/2005/QH11, Chương V của Luật khiếu nại số 02/2011/QH13, các quy định về tiếp công dân của các Văn bản này hết hiệu lực vào ngày 01/07/2014.
Luật tiếp công dân 2013 có hiệu lực từ ngày 01/07/2014, gồm 9 chương với tổng số 36 điều, cụ thể như sau:
Chương I: “Quy định chung”, gồm 9 điều, từ Điều 1 đến Điều 6. Chương này quy định về phạm vi điều chỉnh, giải thích từ ngữ, nguyên tắc tiếp công dân, trách nhiệm tiếp công dân, quản lý công tác tiếp công dân và các hành vi bị nghiêm cấm.
Chương II: “Quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; trách nhiệm của người tiếp công dân”, gồm 3 điều, từ Điều 7 đến Điều 9. Chương này quy định về quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; trách nhiệm của người tiếp công dân và những trường hợp được từ chối tiếp người đến nơi tiếp công dân.
Chương III: “Tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân ở Trung ương, Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh, Trụ sở tiếp công dân cấp huyện; việc tiếp công dân cấp xã” (gồm 6 điều, từ Điều 10 đến Điều 15). Chương này quy định về Trụ sở tiếp công dân, tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân ở Trung ương; tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh; tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp huyện; nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban tiếp công dân; việc tiếp công dân ở xã, phường, thị trấn.
 Chương IV: “Tiếp công dân tại cơ quan hành chính nhà nước; tại Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán Nhà nước” gồm 4 điều, từ Điều 16 đến Điều 19.Chương này quy định về việc tổ chức tiếp công dân tại cơ quan hành chính nhà nước, tại Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán Nhà nước, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong việc tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân.
Chương V: “Tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp”, gồm 4 điều, từ Điều 20 đến Điều 23. Chương này quy định về việc tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, đồng thời giao Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định chi tiết các vấn đề này.
Chương VI: “Hoạt động tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân”, gồm 5 điều, từ Điều 24 đến Điều 28, trong đó quy định về công bố thông tin về việc tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân; tiếp và xử lý bước đầu khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; phân loại, chuyển nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến cơ quan, người có thẩm quyền thụ lý, giải quyết;trách nhiệm thông báo cho Ban tiếp công dân, người tiếp công dân về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được chuyển đến; thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Chương VII: “Trách nhiệm tiếp và xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung”, gồm 4 điều, từ Điều 29 đến Điều 32. Chương này quy định về trách nhiệm tiếp và xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung; tiếp và xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung tại nơi tiếp công dân; trách nhiệm phối hợp của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc tiếp và xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; trách nhiệm của Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.
Chương VIII: “Điều kiện đảm bảo cho hoạt động tiếp công dân”, gồm 2 điều, từ Điều 33 đến Điều 34, trong đó quy định về điều kiện đảm bảo cho hoạt động tiếp công dân và tiêu chuẩn, chế độ, chính sách đối với người tiếp công dân.
Chương IX: “Điều khoản thi hành”, gồm 2 điều, Điều 35 quy định về hiệu lực thi hành và Điều 36 quy định về hướng dẫn thi hành Luật tiếp công dân. 
          Kế thừa những văn bản quy định về tiếp công dân trước đây, đồng thời có một số quy định mới như sau:
          Về quyền của người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được quy định hai điểm mới tại Điểm d, Điểm đ Khoản 1 Điều 7 đó là:
"d) Nhận thông báo về việc tiếp nhận, kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
đ)Trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không sử dụng thông thạo tiếng Việt thì có quyền sử dụng người phiên dịch."
Tổ chức tiếp công dân lần đầu tiên có khái niệm Ban tiếp công dân, được quy định tại Khoản 3 Điều 10, đó là:
          "3. Ban tiếp công dân được thành lập để trực tiếp quản lý Trụ sở tiếp công dân ở mỗi cấp; phối hợp cùng đại diện cơ quan, tổ chức hữu quan tổ chức, thực hiện việc tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân;
b) Giải thích, hướng dẫn công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật;
c) Phân loại, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được tiếp nhận tại Trụ sở tiếp công dân; thực hiện việc chuyển đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đã được tiếp nhận nhưng không thuộc phạm vi, trách nhiệm xử lý của cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân;
d) Theo dõi, đôn đốc cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý, trả lời về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh mà Ban tiếp công dân đã chuyển đến;
đ) Tổng hợp tình hình, kết quả công tác tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân; báo cáo định kỳ và đột xuất với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền."
Các điểm mới về nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban tiếp công dân được quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 14, đó là:
"3. Chủ trì, phối hợp với đại diện cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân và cơ quan, tổ chức hữu quan khác chuẩn bị cho lãnh đạo cơ quan Đảng, Nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp công dân.
4. Yêu cầu hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan cử người có trách nhiệm đến Trụ sở tiếp công dân để phối hợp tham gia tiếp công dân khi có vụ việc phức tạp hoặc trong trường hợp cần thiết khác."
Về nhiệm vụ tiếp công dân của cơ quan Đảng, nhà nước như: Văn phòng Trung Ương Đảng, Ban Nội Chính, Uỷ ban kiểm tra, Văn phòng Quốc Hội, văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Ban dân nguyện thuộc UBTV Quốc hội, Văn phòng Tỉnh ủy, được quy định rõ ràng, cụ thể.
Về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong việc tiếp dân có một số điểm mới được quy định tại Điểm c, Điểm đ Khoản 1 Điều 18, đó là:
"c) Phân công cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân thường xuyên;
d) Phối hợp chặt chẽ với cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan tiếp công dân và xử lý vụ việc nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung;"
Luật tiếp công dân còn quy định: “Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Chủ tịch Ủy ban nhân dân, cơ quan công an, cơ quan thanh tra các cấp và các cơ quan khác của Nhà nước trong việc xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung”.
Ngoài ra, tại Khoản 5 Điều 11, quy định “Tổng Thanh tra Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trực tiếp tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân ở Trung ương ít nhất 01 ngày trong 01 tháng và thực hiện việc tiếp công dân đột xuất trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 18 của Luật này”.
Luật tiếp công dân năm 2013 góp phần hoàn thiện hệ thống Văn bản, Pháp luật về tiếp công dân, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan Đảng, Nhà nước, cán bộ, công chức trong việc tiếp công dân, góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, thực hiện dân chủ trong đời sống xã hội.
 Hướng dẫn Luật tiếp công dân năm 2013, ngày 26/6/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2014/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2014 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật tiếp công dân  như việc tiếp công dân tại cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập; nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, tổ chức của các Ban tiếp công dân; việc bố trí cơ sở vật chất của Trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân; Quy chế phối hợp hoạt động động tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân; Điều kiện đảm bảo hoạt động tiếp công dân. Nghị định cũng đã quy định rõ về việc công khai lịch tiếp dân; Kiểm tra trách nhiệm cơ quan chậm giải quyết khiếu nại, tố cáo; Chính sách bồi dưỡng cán bộ tiếp dân.
  Đồng thời, các đại biểu tham dự đã đóng góp nhiều ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp trợ giúp pháp lý trong thời gian tới. 
 
          Hội nghị đã góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm và tăng cường sự phối hợp và các tổ chức, cá nhân có liên quan về công tác trợ giúp pháp lý nhằm nâng cao chất lượng phục vụ tốt nhất nhu cầu trợ giúp pháp lý cho nhân dân trên địa bàn xã./.
 
HĐND xã Bình Điền
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 448.206
Truy câp hiện tại 2.303