Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
UBND phường, xã
Công bố 10 kỷ lục về biển đảo Việt Nam năm 2014
Ngày cập nhật 30/05/2014

Ngày 29/5, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công bố 10 kỷ lục về biển, đảo Việt Nam năm 2014.

Kỷ lục thứ nhất: Hoàng Sa, Trường Sa là hai quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam được đặt nhiều tên nhất như Hoàng Sa, Trường Sa, Vạn Lý Trường Sa, Đại Trường Sa, Cát (Kát) Vàng, Cồn Vàng và Hoàng Sa còn được các nước phương Tây gọi là Paracel, là Cát Vàng hoặc Cồn Vàng.

Kỷ lục thứ 2: Hoàng Sa, Trường Sa là hai quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam có không gian lớn nhất, dài nhất, sâu nhất, xa nhất và có nhiều đảo đá nhất.

Kỷ lục thứ 3: Hoàng Sa, Trường Sa là hai quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam được vẽ nhiều nhất trên tất cả các bản đồ cổ cũng như hiện đại của Việt Nam, quốc tế, mà nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đã sưu tầm và đang lưu giữ hàng trăm bản đồ cổ vẽ về Parcel hay Paracel, Spratleys, Spartlys tức Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.

Kỷ lục thứ 4: Lễ hội dân gian duy nhất có từ xa xưa mô tả những khó khăn, gian khổ nhưng rất oai hùng của những người lính biển Việt Nam canh giữ chủ quyền biển đảo Hoàng Sa – Trường Sa là Lễ hội Hoàng Sa. Lễ hội này được tổ chức tại Miếu Hoàng Sa ở làng An Vĩnh, xã An Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, vào ngày 20 tháng 2 âm lịch.

Kỷ lục thứ 5: Cuốn sách Việt Nam Quốc hiệu và Cương vực – Hoàng Sa, Trường Sa của tác giả Nguyễn Đình Đầu là cuốn sách tập hợp số lượng bản đồ cổ và hiện đại về quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam nhiều nhất (được xác lập kỷ lục năm 2013).

Kỷ lục thứ 6: Người có công trình nghiên cứu, hồ sơ và tài liệu về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam được dịch sang tiếng Anh nhiều nhất là tiến sĩ Nguyễn Nhã (sinh năm 1939), nhà nghiên cứu sử địa nổi tiếng của Việt Nam.

Kỷ lục thứ 7: Đạo diễn thực hiện nhiều phim tư liệu và phim truyện có nội dung về biển, đảo Việt Nam nhất là Nguyễn Văn Lượng (sinh năm 1957), ông đã thực hiện 221 bộ phim về đề tài đất nước – con người miền biển, đảo Việt Nam; trong đó có các thể loại: phim truyện, phim tài liệu, phim phóng sự... (xác lập kỷ lục năm 2012).

Kỷ lục thứ 8: Bài thơ được cộng đồng Kỷ lục gia Việt Nam bình chọn để các nhà thư pháp kỷ lục gia viết thành Bức lụa thư pháp có độ dài kỷ lục đang được trưng bày tại Nhà Truyền thống huyện đảo Trường Sa là bài thơ “Tổ quốc nhìn từ biển” của tác giả Nguyễn Việt Chiến.

Kỷ lục thứ 9: Thuyền trưởng – Nhạc sĩ viết nhiều ca khúc về biển, đảo nhất là Thuyền trưởng – Nhạc sĩ Tôn Huy (Tôn Quang Huy), sinh năm 1942, tại Hà Tĩnh (xác lập kỷ lục năm 2013).

Kỷ lục thứ 10: Ca khúc viết về biển, đảo cùng một lúc được hai giải thưởng âm nhạc cao nhất của Hội Nhạc sĩ Việt Nam và Hội Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh là ca khúc “Tổ quốc gọi tên mình” của tác giả Đinh Trung Cẩn (phổ thơ Nguyễn Phan Quế Mai)./.

nguồn dangcongsan.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 448.206
Truy câp hiện tại 60