Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
UBND phường, xã

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Tiếp tục phát triển để xứng tầm của một Đại học lớn ở khu vực
Ngày cập nhật 30/09/2014

Chiều ngày 26/9, Ban thường vụ Tỉnh ủy có buổi làm việc với Thường vụ Đảng ủy Đại học Huế về tình hình thực hiện Kết luận 48-KL/TW của Bộ chính trị và công tác chuẩn bị Đại đội đảng bộ Đại học Huế nhiệm kỳ 2015-2020. Các đồng chí Nguyễn Ngọc Thiện, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Trần Thanh Bình, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Cao, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì tại buổi làm việc.

Kết quả 5 năm thực hiện Kết luận 48-KL/TW và chiến lược phát triển

Tại buổi làm việc, PGS.TS.Nguyễn Văn Toàn, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Đại học Huế đã báo cáo kết quả xây dựng, thực hiện Kết luận 48-KL/TW ngày 15/9/2009 của Bộ chính trị, chiến lược phát triển Đại học Huế đến năm 2020 và công tác chuẩn bị Đại đội đảng bộ Đại học Huế nhiệm kỳ 2015-2020.

Thực hiện Kết luận 48-KL/TW của Bộ chính trị, Nghị quyết của Đảng các cấp và các cuộc vận động của ngành, 5 năm qua, Đảng bộ Đại học Huế đã tập trung xây dựng, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, xem đây là tiền đề để ổn định và phát triển theo mô hình của một đại học đa cấp, đa ngành, đa lĩnh vực. Xác định, xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, nhất là cán bộ có chức danh, trình độ cao là yếu tố quan trọng, là khâu then thốt trong phát triển, Đại học Huế đã có nhiều chính sách thu hút khuyến khích tài năng, tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên và sinh viên xuất sắc được học tập, nghiên cứu khoa học. Nhờ đó, đội ngũ cán bộ, giảng viên đã có bước phát triển nhanh, trở thành một trong những đơn vị đào tạo dẫn đầu về số lượng và chất lượng cán bộ, giảng viên ở khu vực miền Trung - Tây nguyên. Hiện nay, Đại học Huế có 2370 giảng viên, nghiên cứu viên ở 7 trường đại học thành viên, 3 khoa trực thuộc và 8 trung tâm, viện nghiên cứu. Trong đó có, 189 giáo sư, phó giáo sư cơ hữu; 145 giáo sư, phó giáo sư thỉnh giảng; 25 giáo sư danh dự; 507 tiến sĩ, 1.031 thạc sĩ, 93 nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú. Riêng giai đoạn 2009 - 2013, Đại học Huế tăng thêm 197 tiến sĩ, 564 thạc sĩ; 105 giáo sư, phó giáo sư.

Với nguồn lực đông đảo và chất lượng cao, Đại học Huế đã tập trung đào đạo nguồn nhân lực với đa dạng ngành nghề, lĩnh vực, mở rộng quy mô và hình thức đào tạo, đồng thời đầu tư phát triển các trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế cả về đào tạo, nghiên cứu và trao đổi khoa học. Hiện, Đại học Huế có 108 ngành đào tạo đại học, 70 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, 33 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ, 32 chuyên ngành đào tạo bác sĩ chuyên khao cấp I, 28 chuyên ngành bác sĩ chuyên khao cấp II và 8 chuyên ngành đào tạo bác sĩ nội trú. Đặc biệt có 11 ngành đào tạo liên kết với nước ngoài như chương trình tiên tiến ngành vật lý với Đại học công nghệ Virgina (Hoa Kỳ), Kinh tế nông nghiệp -Tài chính với  Đại học Sydney (Australia), Tài chính - Ngân hàng với Đại học Rennes1 (Pháp)...Thiết lập quan hệ hợp tác với trên 60 trường đại học, viên nghiên cứu, tổ chức khoa học, giáo dục của hơn 30 quốc gia trên thế giới và đã thực hiện trên 100 chương trình, dự án hợp tác đào tạo, nghiên cứu với nước ngoài. Trong nghiên cứu khoa học đã tạo ra 153 sản phẩm khoa học công nghệ, trong đó có 20 sản phẩm có tiềm năng thương mại và phục vụ phát triển kinh tế-xã hội như: nghiên cứu các loại giống cây trồng; giống gia súc, gia cầm và thủy sản; giống chuyển gen có năng suất, chất lượng cao; các chế phẩm sinh học phòng trừ sâu bệnh; gạch men thông minh và vật liệu TiO2 nano...

 Tiếp tục khẳng định vị thế của một trung tâm đào tạo đại học và sau đại học lớn ở miền Trung - Tây Nguyên, trong chiến lược phát triển đến năm 2020, Đại học Huế đã xác định mục tiêu chung đó là: xây dựng Đại học Huế theo hướng đại học nghiên cứu, là trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, đa cấp, chất lượng cao, đạt chuẩn quốc gia và quốc tế đối với những ngành học cơ bản; là trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ mạnh, nhiều lĩnh vực; trung tâm hợp tác và giao lưu quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học; hướng đến là một trong những đại học được xếp hạng đầu ở trong nước và thứ hạng cao trong các đại học ở khu vực và châu Á.

Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu này, Đại học Huế cũng đề nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm và hỗ trợ trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị Đại học Huế ở Trường Bia cùng với đó là chính sách tôn vinh, thu hút, sử dụng nhà giáo, cán bộ khoa học có chức danh, học vị cao và cơ chế, chính sách khuyến khích nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh...

Phát huy truyền thống và lợi thế để phát triển xứng tầm

Với kết quả trên đã cho thấy một sự nỗ lực rất lớn của Đại học Huế trong thời gian qua, tuy nhiên theo các đồng chí trong Ban thường vụ Tỉnh ủy thì chất lượng đào tạo một số ngành chưa cao và chưa theo kịp nhu cầu của xã hội, nhất là còn khó khăn trong tuyển sinh ở một số ngành. Vì vậy, trong chiến lược phát triển, bên cạnh phát huy truyền thống, Đại học Huế cần phải khai thác có hiệu quả lợi thế của mình cho việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là ưu tiên đào tạo trong nước và tăng cường hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp để vừa đầu tư trang thiết bị giảng dạy, nghiên cứu vừa đáp ứng nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển của xã hội, khắc phục tình trạng thừa thầy, thiếu thợ.

 Về việc xây dựng Đại học Huế là đại học quốc gia, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao cho rằng, đây là cơ hội và tạo đà cho phát triển, tuy nhiên Đại học Huế cần phải căn cứ vào thông báo số 175 của Bộ chính trị để tiếp tục có những định hướng và bước đi thích hợp, nhất là cần phải có kế hoạch cụ thể trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng khu đô thị đại học ở Trường bia. Trước mắt, cũng như lâu dài, Đại học Huế cần phát huy thế mạnh trong đào tạo về giáo dục, y tế và văn hóa, đồng thời tập trung nghiên cứu công nghệ sinh học và xúc tiến thành lập trung tâm công nghệ sinh học. Cùng với chính sách và nguồn lực đầu tư của Bộ Giáo dục - Đào tạo, tỉnh sẽ quan tâm hỗ trợ để Đại học Huế thu hút đầu tư, tạo môi trường làm việc tốt cho đội ngũ cán bộ có trình độ cao.

 

 

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Thiện (đứng), kết luận tại buổi làm việc

 

Kết luận tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Thiện cho rằng, kết quả và những bước tiến của Đại học Huế trong thời gian qua trước hết là Đảng bộ và Ban thường vụ Đảng ủy Đại học Huế đã bám sát Kết luận 48-KL/TTW và Nghị quyết của Tỉnh ủy; kết quả và bước tiến ấy đã khẳng định trị trò và vị thế của một trung tâm đào tạo đại học và sau đại học lớn ở miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Tỉnh ủy luôn xem Đại học Huế là của tỉnh và coi Đại học Huế là nơi đầu tư phát triển, chính vì vậy để hoàn thành tốt các mục tiêu, chiến lược phát triển trong thời tới, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Thiện đề nghị Đại học Huế cần cụ thể hóa những nội dung theo thông báo số 175 của Bộ chính trị; trú trọng công tác xây dựng đảng, công tác cán bộ để phát huy tốt thế mạnh của từng trường thành viên trong việc đào tào nguồn nhân lực. Việc đào tạo cần quan tâm phát triển chiều sâu, tăng cường liên kết đào tạo quốc tế, có như vậy mới xứng tầm của một Đại học lớn ở khu vực, góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền Trung - Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung.

www.thuathienhue.gov.vn

Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 448.206
Truy câp hiện tại 438